Việc xây dựng nội dung chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thực hiện như thế nào?
- Thực hiện việc xây dựng nội dung chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng căn cứ vào đâu?
- Để làm căn cứ cho việc xây dựng nội dung chính sách của Bộ Xây dựng, đơn vị chủ trì phải làm gì trong quá trình lập đề nghị?
- Việc xây dựng nội dung chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thực hiện như thế nào?
Thực hiện việc xây dựng nội dung chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định về Xây dựng nội dung chính sách như sau:
Xây dựng nội dung chính sách
1. Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 7 Quy chế này, đơn vị chủ trì thực hiện việc xây dựng nội dung chính sách; lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL thuộc lĩnh vực được giao quản lý.
...
Như vậy, đơn vị chủ trì thực hiện việc xây dựng nội dung chính sách; lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL thuộc lĩnh vực được giao quản lý căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022, cụ thể:
Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và căn cứ lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Căn cứ để lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;
c) Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Căn cứ để lập đề nghị xây dựng nghị định
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định;
c) Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Xây dựng nội dung chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (Hình từ Internet)
Để làm căn cứ cho việc xây dựng nội dung chính sách của Bộ Xây dựng, đơn vị chủ trì phải làm gì trong quá trình lập đề nghị?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định về Xây dựng nội dung chính sách như sau:
Xây dựng nội dung chính sách
...
2. Trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL, đơn vị chủ trì phải tiến hành tổng kết việc thi hành pháp luật để làm căn cứ cho việc lập đề nghị xây dựng văn bản; xây dựng chính sách và xác định rõ nội dung của từng chính sách; tổ chức đánh giá tác động của chính sách đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020 (sau đây gọi chung là Luật Ban hành văn bản QPPL) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP , Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 154/2020/NĐ-CP); lấy ý kiến và nghiên cứu tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với đề nghị xây dựng văn bản QPPL, trong đó bắt buộc lấy ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách.
...
Theo đó, trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL, đơn vị chủ trì phải tiến hành tổng kết việc thi hành pháp luật để làm căn cứ cho việc xây dựng chính sách và xác định rõ nội dung của từng chính sách.
Tổ chức đánh giá tác động của chính sách đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020 và Nghị định 34/2016/NĐ-CP, Nghị định 154/2020/NĐ-CP;
Lấy ý kiến và nghiên cứu tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với đề nghị xây dựng văn bản QPPL, trong đó bắt buộc lấy ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách.
Việc xây dựng nội dung chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định về Xây dựng nội dung chính sách như sau:
Xây dựng nội dung chính sách
...
3. Việc xây dựng nội dung chính sách được thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Theo đó, việc xây dựng nội dung chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, cụ thể:
- Xác định các vấn đề cần giải quyết, nguyên nhân của từng vấn đề.
- Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể cần đạt được khi giải quyết các vấn đề.
- Xác định định hướng, giải pháp để giải quyết từng vấn đề.
- Xác định đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, nhóm đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách.
- Xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.