Việc xây dựng gia đình Việt Nam là hạt nhân tế bào lành mạnh của xã hội thuộc mục tiêu chung của chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 có phải không?

Các quan điểm nào được nêu rõ trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030? Việc xây dựng gia đình Việt Nam là hạt nhân tế bào lành mạnh của xã hội thuộc mục tiêu chung của chiến lược có phải không? Các quy định về hoàn thiện chính sách pháp luật về gia đình trong chiến lược gồm những nội dung gì? Anh Ngọc Thành (TP.HCM) đặt câu hỏi.

Các quan điểm nào được nêu rõ trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030?

Căn cứ theo Mục I Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 có quy định về quan điểm trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 như sau:

QUAN ĐIỂM
1. Gia đình là tế bào của xã hội; nơi duy trì nòi giống; môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người và lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc; là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
2. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển bền vững; là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
3. Phát huy vai trò của gia đình nhằm tạo môi trường giáo dục sớm, góp phần xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, phát triển toàn diện, trở thành trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để các gia đình nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, tiếp cận các giá trị tốt đẹp của nền văn hóa, văn minh nhân loại và các thành tựu của khoa học công nghệ.

Như vậy, hiện nay có 04 quan điểm được nêu cụ thể trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.

chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030

Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 (Hình từ Internet)

Trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 thì việc xây dựng gia đình Việt Nam là hạt nhân tế bào lành mạnh của xã hội thuộc mục tiêu chung phải không?

Theo Mục II Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 quy định về mục tiêu chung trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 như sau:

MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người; là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Phấn đấu 100% các gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số.
b) Phấn đấu 100% các gia đình được tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị tốt đẹp của gia đình hiện đại.
c) Phấn đấu 100% các địa phương có mô hình về truyền thông, giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở.
d) Phấn đấu 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã.
đ) Phấn đấu 100% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc.
e) Phấn đấu hằng năm 90% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định pháp luật; 100% người bị bạo lực gia đình được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ thiết yếu; 100% địa phương có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em.

Theo đó, về việc xây dựng gia đình Việt Nam là hạt nhân tế bào lành mạnh của xã hội thuộc trong mục tiêu chung trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.

Các quy định về hoàn thiện chính sách pháp luật về gia đình trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 gồm những nội dung gì?

Tại tiểu mục 2 Mục III Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nhiệm vụ và giải pháp như sau:

- Rà soát, hoàn thiện sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về: giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và chăm sóc người cao tuổi; ngăn chặn các tác động tiêu cực đến sự phát triển của gia đình trong xã hội hiện đại.

- Xây dựng, ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích, đãi ngộ đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp, các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực gia đình, đặc biệt là phòng, chống bạo lực gia đình.

- Nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số về gia đình hạnh phúc làm cơ sở đánh giá, đề xuất, hoạch định chính sách.

- Khảo sát, nắm bắt xu thế biến đổi chức năng kinh tế của gia đình để điều chỉnh chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình và giảm thiểu yếu tố tác động tiêu cực đến chức năng kinh tế của gia đình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,727 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào