Việc xác định giá trị tài liệu của Kiểm toán Nhà nước phải đạt được yêu cầu gì? Hội đồng xác định giá trị tài liệu gồm những ai?
- Xác định giá trị tài liệu của Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào đâu? Việc xác định giá trị tài liệu phải đạt được yêu cầu gì?
- Thành phần Hội đồng xác định giá trị tài liệu của Kiểm toán Nhà nước gồm những ai?
- Để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước giải quyết, Hội đồng xác định giá trị tài liệu thảo luận, kết luận theo nguyên tắc nào?
Xác định giá trị tài liệu của Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào đâu? Việc xác định giá trị tài liệu phải đạt được yêu cầu gì?
Theo khoản 20 Điều 2 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 giải thích thì Xác định giá trị tài liệu là việc đánh giá giá trị tài liệu theo những nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để xác định những tài liệu có giá trị lưu trữ, thời hạn bảo quản và tài liệu hết giá trị.
Căn cứ theo Điều 31 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Xác định giá trị tài liệu
1. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ rà soát, tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước xây dựng, sửa đổi, bổ sung Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu của Kiểm toán Nhà nước trình Tổng Kiểm toán Nhà nước ký ban hành sau khi có ý kiến thẩm định của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ.
2. Việc xác định giá trị tài liệu phải đạt được yêu cầu sau:
a) Xác định tài liệu cần bảo quản vĩnh viễn và tài liệu bảo quản có thời hạn bằng số năm cụ thể;
b) Xác định tài liệu hết giá trị để tiêu hủy.
Theo quy định trên, xác định giá trị tài liệu của Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào tình hình thực tiễn, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ rà soát, tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước xây dựng, sửa đổi, bổ sung Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu của Kiểm toán Nhà nước trình Tổng Kiểm toán Nhà nước ký ban hành sau khi có ý kiến thẩm định của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ.
Việc xác định giá trị tài liệu phải đạt được yêu cầu sau:
- Xác định tài liệu cần bảo quản vĩnh viễn và tài liệu bảo quản có thời hạn bằng số năm cụ thể;
- Xác định tài liệu hết giá trị để tiêu hủy.
Xác định giá trị tài liệu của Kiểm toán Nhà nước (Hình từ Internet)
Thành phần Hội đồng xác định giá trị tài liệu của Kiểm toán Nhà nước gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 32 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Hội đồng xác định giá trị tài liệu
1. Hội đồng xác định giá trị tài liệu của Kiểm toán Nhà nước có chức năng tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước trong việc xác định thời hạn bảo quản, lựa chọn tài liệu để giao nộp vào lưu trữ cơ quan Kiểm toán Nhà nước, lựa chọn tài liệu lưu trữ của lưu trữ cơ quan Kiểm toán Nhà nước để giao nộp vào lưu trữ lịch sử và loại hủy tài liệu hết giá trị.
Hội đồng xác định giá trị tài liệu của Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định thành lập. Thành phần của Hội đồng bao gồm:
a) Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước phụ trách Văn phòng Kiểm toán Nhà nước - Chủ tịch Hội đồng;
b) Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước - Phó Chủ tịch Hội đồng;
c) Trưởng phòng Lưu trữ - Thư viện: ủy viên, Thư ký;
d) Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu: ủy viên;
đ) Công chức có chuyên môn về lĩnh vực cần xác định giá trị tài liệu: ủy viên (nếu có).
2. Hội đồng xác định giá trị tài liệu của các Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp do thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập. Hội đồng xác định giá trị tài liệu của đơn vị có chức năng tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị lựa chọn tài liệu để lưu trữ tại đơn vị và giao nộp vào Lưu trữ lịch sử. Thành phần của Hội đồng bao gồm:
a) Thủ trưởng đơn vị hoặc Phó thủ trưởng đơn vị được ủy quyền - Chủ tịch Hội đồng;
b) Chánh Văn phòng: Phó Chủ tịch Hội đồng;
c) Đại diện bộ phận lưu trữ đơn vị; ủy viên, Thư ký;
d) Công chức có chuyên môn về lĩnh vực cần xác định giá trị tài liệu: ủy viên (nếu có).
...
Như vậy, Hội đồng xác định giá trị tài liệu của Kiểm toán Nhà nước có chức năng tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước trong việc xác định thời hạn bảo quản, lựa chọn tài liệu để giao nộp vào lưu trữ cơ quan Kiểm toán Nhà nước, lựa chọn tài liệu lưu trữ của lưu trữ cơ quan Kiểm toán Nhà nước để giao nộp vào lưu trữ lịch sử và loại hủy tài liệu hết giá trị.
Hội đồng xác định giá trị tài liệu của Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định thành lập. Thành phần của Hội đồng bao gồm:
- Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước phụ trách Văn phòng Kiểm toán Nhà nước - Chủ tịch Hội đồng;
- Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước - Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Trưởng phòng Lưu trữ - Thư viện: ủy viên, Thư ký;
- Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu: ủy viên;
- Công chức có chuyên môn về lĩnh vực cần xác định giá trị tài liệu: ủy viên (nếu có).
Để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước giải quyết, Hội đồng xác định giá trị tài liệu thảo luận, kết luận theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 3 Điều 32 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Hội đồng xác định giá trị tài liệu
...
3. Hội đồng xác định giá trị tài liệu thảo luận tập thể, kết luận theo đa số; các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc thủ trưởng đơn vị xem xét, giải quyết.
Như vậy, Hội đồng xác định giá trị tài liệu của Kiểm toán Nhà nước thảo luận tập thể, kết luận theo đa số; các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.