Việc tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy ở vùng đặc quyền kinh tế do cơ quan nào thực hiện?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau theo quy định của pháp luật thì cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy ở vùng đặc quyền kinh tế? Nội dung quản lý nhà nước về phòng chống ma túy có bao gồm nội dung hợp tác quốc tế về phòng chống ma túy hay không? Câu hỏi của anh K.G.A đến từ TP.HCM.

Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy ở vùng đặc quyền kinh tế?

Căn cứ tại Điều 48 Luật Phòng, chống ma túy 2021 về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng như sau:

Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy ở khu vực biên giới trên đất liền, trên biển, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
3. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan, lực lượng chức năng để tiếp nhận, xử lý thông tin tội phạm về ma túy, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy tại khu vực, địa bàn quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Thống kê người nghiện ma túy trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Quốc phòng quản lý.

Như vậy, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy ở khu vực biên giới trên đất liền, trên biển, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy ở vùng đặc quyền kinh tế?

Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy ở vùng đặc quyền kinh tế? (Hình từ Internet)

Nội dung quản lý nhà nước về phòng chống ma túy có bao gồm nội dung hợp tác quốc tế về phòng chống ma túy hay không?

Căn cứ tại Điều 44 Luật Phòng, chống ma túy 2021 về nội dung quản lý nhà nước về phòng chống ma túy cụ thể như sau:

Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma túy.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống ma túy.
4. Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
5. Thực hiện công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
6. Tổ chức đấu tranh phòng, chống ma túy.
7. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy.
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma túy.
9. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy.
10. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
11. Khen thưởng, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về phòng chống ma túy bao gồm nội dung hợp tác quốc tế về phòng chống ma túy theo quy định.

Ngoài ra, nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về phòng chống ma túy được quy định tại Điều 51 Luật Phòng, chống ma túy 2021 như sau:

- Nhà nước Việt Nam thực hiện điều ước quốc tế về phòng chống ma túy và điều ước quốc tế khác có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi; hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng chống ma túy.

- Trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của Luật Phòng, chống ma túy 2021 và quy định khác của pháp luật có liên quan, thỏa thuận quốc tế đã ký kết, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện chương trình hợp tác về phòng chống ma túy với cơ quan có liên quan của các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Biển Việt Nam 2012 thì vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Ngoài ra, vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh hải vì nó nằm ngoài vùng lãnh hải và cũng không phải là một phần của biển cả, vì căn cứ theo Điều 86 Công ước Luật biển 1982 thì biển cả nằm ngoài giới hạn của vùng này.

Tóm lại, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy ở khu vực biên giới trên đất liền, trên biển, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

874 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào