Việc tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan phải đảm bảo giữ bí mật những thông tin nào?
- Việc tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan phải đảm bảo giữ bí mật những thông tin nào?
- Công chức tiếp nhận tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gì?
- Đường dây nóng do các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố quản lý, sử dụng được tiếp nhận những tin báo nào?
Việc tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan phải đảm bảo giữ bí mật những thông tin nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3899/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng
...
d) Công chức được giao quản lý, sử dụng đường dây nóng vắng mặt phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị. Việc giao công chức khác quản lý, sử dụng đường dây nóng phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý tin báo:
a) Việc tiếp nhận, xử lý tin báo đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế này;
b) Đảm bảo giữ bí mật về danh tính, số điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh của các tổ chức, cá nhân báo tin và bí mật thông tin của cơ quan quản lý nhà nước;
c) Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; xử lý tin báo vi phạm pháp luật hải quan; tin báo về hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực được thực hiện theo chế độ MẬT, KHẨN;
d) Tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013 hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Như vậy, theo quy định, việc tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan phải đảm bảo giữ bí mật về danh tính, số điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh của các tổ chức, cá nhân báo tin và bí mật thông tin của cơ quan quản lý nhà nước.
Việc tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan phải đảm bảo giữ bí mật những thông tin nào? (Hình từ Internet)
Công chức tiếp nhận tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 5 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3899/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định về tiếp nhận tin báo như sau:
Tiếp nhận tin báo
1. Công chức tiếp nhận tin báo có trách nhiệm: Tiếp nhận kịp thời, đầy đủ nội dung tin báo và ghi tin báo trên phần mềm quản lý đường dây nóng của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ: https://customs.gov.vn và chọn chức năng đường dây nóng hoặc tại địa chỉ: http://duongdaynongtchq.gov.vn (sau đây gọi tắt là phần mềm quản lý).
2. Đối với tin báo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Hải quan: công chức tiếp nhận tin báo tư vấn, hướng dẫn người báo tin liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Như vậy, theo quy định, công chức tiếp nhận tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tiếp nhận kịp thời, đầy đủ nội dung tin báo và ghi tin báo trên phần mềm quản lý đường dây nóng của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ: https://customs.gov.vn và chọn chức năng đường dây nóng hoặc tại địa chỉ: http://duongdaynongtchq.gov.vn (sau đây gọi tắt là phần mềm quản lý).
(2) Đối với tin báo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Hải quan thì công chức tiếp nhận tin báo tư vấn, hướng dẫn người báo tin liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Đường dây nóng do các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố quản lý, sử dụng được tiếp nhận những tin báo nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3899/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định về đơn vị quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận tin báo qua đường dây nóng như sau:
Đơn vị quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận tin báo qua đường dây nóng
1. Tổng cục Hải quan
a) Đường dây nóng do Cục Điều tra chống buôn lậu quản lý, sử dụng tiếp nhận tin báo:
a.1) Tố giác, tin báo về tội phạm;
a. 2) Tin báo về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại;
b) Đường dây nóng do Vụ Thanh tra - Kiểm tra quản lý, sử dụng tiếp nhận tin báo về hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực;
c) Đường dây nóng do Cục Giám sát quản lý về hải quan quản lý, sử dụng tiếp nhận tin báo liên quan đến thủ tục hải quan thuộc thẩm quyền xử lý của Tổng cục.
2. Đường dây nóng do các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; các Chi cục và tương đương trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố quản lý, sử dụng tiếp nhận tin báo thuộc thẩm quyền gồm:
a) Tố giác, tin báo về tội phạm;
b) Tin báo về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại;
c) Tin báo về hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực;
d) Tin báo liên quan đến thủ tục hải quan.
Như vậy, theo quy định, đường dây nóng do các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố quản lý, sử dụng được tiếp nhận những tin báo sau đây:
(1) Tố giác, tin báo về tội phạm;
(2) Tin báo về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại;
(3) Tin báo về hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực;
(4) Tin báo liên quan đến thủ tục hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.