Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
Bộ Công Thương phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo hình thức nào?
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được quy định tại Điều 4 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024 như sau:
- Tổ chức họp báo.
- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương; trên các trang thông tin điện tử, các ấn phẩm báo chí của các đơn vị, các cơ quan báo chí thuộc Bộ.
- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
- Gửi thông cáo báo chí, thông tin báo chí nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
- Thông tin bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí, họp báo do các ban, bộ, ngành chức năng của Trung ương và địa phương tổ chức khi được yêu cầu.
- Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào? (Hình từ Internet)
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương là ai?
Theo khoản 1 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương gồm:
- Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Người được Bộ trưởng giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí (sau đây gọi là Người phát ngôn).
Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email Người phát ngôn của Bộ Công Thương được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ;
- Người được ủy quyền phát ngôn gồm: Các Thứ trưởng Bộ Công Thương; Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương hoặc cá nhân được Bộ trưởng giao nhiệm vụ cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao (sau đây gọi chung là Người được ủy quyền phát ngôn).
Quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được quy định như thế nào?
Quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được quy định tại Điều 7 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024 như sau:
Khi cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí hoặc cơ quan báo chí có văn bản (hoặc email, tin nhắn) hoặc qua các hình thức tiếp nhận thông tin khác của Bộ: chẳng hạn như các thông tin được gửi tới Bộ Công Thương qua hệ thống phản ánh kiến nghị trên Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia, Chương trình dân hỏi - Bộ trưởng trả lời của Cổng thông tin điện tử Chính phủ và các kênh thông tin chính thống khác... đề nghị Bộ Công Thương phát ngôn và cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ (gọi chung là đề nghị cung cấp thông tin) thì quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện như sau:
* Đối với các đề nghị cung cấp thông tin gửi trực tiếp cho Văn phòng Bộ
(1) Các đề nghị cung cấp thông tin gửi trực tiếp cho Văn phòng Bộ sẽ được Văn phòng Bộ tổng hợp, báo cáo và tham mưu cho Bộ trưởng (hoặc Lãnh đạo Bộ được ủy quyền trong thời gian Bộ trưởng vắng mặt ở cơ quan hoặc Người phát ngôn) phân công đơn vị chuẩn bị nội dung cung cấp thông tin. Gửi theo thứ tự ưu tiên: (1) qua công văn trên hệ thống điều hành tác nghiệp iMOIT; (2) qua thư điện tử (email); (3) qua tin nhắn điện thoại (sms), (4) qua tin nhắn trên các mạng xã hội (zalo, viber...)
(2) Các đơn vị chuyên môn được giao nhiệm vụ có trách nhiệm chuẩn bị nội dung cung cấp thông tin, gửi xin ý kiến phê duyệt của Lãnh đạo Bộ phụ trách trong không quá 03 ngày làm việc (trừ trường hợp đột xuất, bất thường).
- Trường hợp nội dung cung cấp thông tin không phức tạp, nhạy cảm và được sự phê duyệt của Lãnh đạo Bộ phụ trách, đơn vị chuẩn bị nội dung có trách nhiệm trực tiếp phát ngôn và cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí. Sau đó gửi nội dung thông tin đã cung cấp (hoặc phát ngôn) bằng văn bản về Văn phòng Bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và Người phát ngôn;
- Trường hợp nội dung cung cấp thông tin phức tạp, nhạy cảm, đơn vị chuẩn bị nội dung phải báo cáo xin ý kiến phê duyệt của Bộ trưởng (hoặc Lãnh đạo Bộ được ủy quyền trong thời gian Bộ trưởng vắng mặt ở cơ quan hoặc Người phát ngôn). Sau khi có ý kiến phê duyệt của Bộ trưởng (hoặc Lãnh đạo Bộ được Bộ trưởng ủy quyền), Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với đơn vị chuẩn bị nội dung cung cấp thông tin cho báo chí.
* Đối với các đề nghị cung cấp thông tin gửi trực tiếp cho các đơn vị
Các đơn vị chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện theo quy định tại mục (2) như trên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.