Việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp được kiểm tra, đánh giá dựa trên nguyên tắc nào, thông qua những nội dung gì?
- Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp
- Nội dung kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp
- Cách thức và trình tự thực hiện kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp
- Trách nhiệm kiểm tra và đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp
- Chế độ thông tin, báo cáo về khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp
Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp
Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 50/2020/NĐ-CP, quá trình kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:
- Kiểm tra, đánh giá thực hiện viện trợ một cách toàn diện, có hệ thống và khách quan nhằm kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, khó khăn, những vi phạm trong quá trình triển khai tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Đúng mục tiêu, đối tượng, phạm vi và nội dung của khoản viện trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các thông tin phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác, trung thực và minh bạch.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được công khai, minh bạch và phải được lưu trữ đầy đủ.
Nội dung kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp
Căn cứ Điều 24 Nghị định 50/2020/NĐ-CP, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm:
(1) Tình hình triển khai thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Chế độ thông tin, báo cáo.
(3) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ.
(4) Các phương án xử lý các tồn tại, khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ.
Cách thức và trình tự thực hiện kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp
Cách thức và trình tự thực hiện kiểm tra, đánh giá được quy định tại Điều 25 Nghị định 50/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ được tiến hành thông qua các cách thức sau:
a) Thông qua báo cáo;
b) Thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá.
(2) Công tác kiểm tra, đánh giá được tiến hành định kỳ (trước, trong và sau khi tiếp nhận viện trợ) và đột xuất (khi cần thiết).
(3) Trình tự kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ gồm:
a) Lập và trình duyệt Kế hoạch kiểm tra, đánh giá;
b) Thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá (nếu có);
c) Thông báo Kế hoạch kiểm tra, đánh giá và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm tra;
d) Tiến hành cuộc kiểm tra, đánh giá;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá;
e) Thông báo kết quả kiểm tra và kết thúc kiểm tra, đánh giá.
Trách nhiệm kiểm tra và đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp
Theo Điều 26 Nghị định 50/2020/NĐ-CP, trách nhiệm kiểm tra và đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp được quy định như sau:
- Cơ quan chủ quản chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận và thực hiện khoản viện trợ.
- Đơn vị sử dụng viện trợ có trách nhiệm cung cấp các thông tin, số liệu liên quan phục vụ công tác kiểm tra và đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ.
- Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí thực hiện kiểm tra, đánh giá, bao gồm: Các khoản công tác phí phát sinh đối với cán bộ, công chức được cử đi làm nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và các khoản chi phí khác liên quan được sử dụng từ nguồn kinh phí của cơ quan chủ quản.
Chế độ thông tin, báo cáo về khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp
Điều 27 Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định chế độ thông tin, báo cáo cụ thể như sau:
(1) Chế độ thông tin:
a) Chủ khoản viện trợ thực hiện công khai thông tin về khoản viện trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chủ khoản viện trợ;
b) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ, mức hỗ trợ cho các đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết thông tin tại trụ sở.
(2) Chế độ báo cáo:
a) Đơn vị sử dụng viện trợ: báo cáo chủ khoản viện trợ về tình hình triển khai tiếp nhận, sử dụng viện trợ trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc thực hiện khoản viện trợ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ khoản viện trợ;
b) Chủ khoản viện trợ: Báo cáo cơ quan chủ quản về tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ trong thời gian tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đơn vị sử dụng viện trợ;
c) Cơ quan chủ quản: Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về nội dung tiếp nhận viện trợ trong thời gian tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tiếp nhận và phân bổ viện trợ được phê duyệt;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tiếp nhận, thực hiện các khoản viện trợ khẩn cấp do thiên tai khi có yêu cầu.
Trên đây là một số thông tin về hoạt động kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan có thể phối hợp thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.