Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển được thực hiện thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép được thẩm định theo quy trình nào?
Cơ quan nào có quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển?
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về có quan tiếp nhận hồ sơ như sau:
Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh có biển.
...
Theo đó,Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Và Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh có biển.
Nhận chìm ở biển (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển được thực hiện thế nào?
Theo khoản 1 Điều 57 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về việc tiếp nhận hồ sơ như sau:
Trình tự thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển nộp 02 bộ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngày nhận hồ sơ là ngày bưu điện chuyển cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ theo đúng quy định, trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ được lập theo Mẫu số 14 quy định tại Phụ lục của Nghị định này. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
...
Theo đó, việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 nêu trên.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển được thẩm định theo quy trình nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 40/2016/NĐ-CP về việc thẩm định hồ sơ như sau:
Trình tự thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển
...
2. Việc thẩm định hồ sơ thực hiện như sau:
Trong thời hạn không quá 60 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển; không quá 45 ngày đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển; không quá 30 ngày đối với hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển và không quá 15 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
a) Hoàn thành việc thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Điều 56 Nghị định này; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản.
Trường hợp cần thiết, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan;
b) Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa.
...
Như vậy, việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển được thực hiện trong thời hạn là không quá 15 ngày kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ.
Và cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định và kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản.
Đồng thời gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.