Việc tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận vũ khí thô sơ được thực hiện như thế nào? Người nào có thẩm quyền ký giấy xác nhận về vũ khí thô sơ?
Việc tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận vũ khí thô sơ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 50/2014/TT-BCA, có quy định về tiếp nhận hồ sơ như sau:
Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ giải quyết các thủ tục về cấp, đổi, cấp lại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và thực hiện theo quy định sau đây:
1. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục (hồ sơ hợp lệ)
a) Ghi vào sổ theo dõi hồ sơ đã tiếp nhận.
b) Viết và trả giấy hẹn, giấy biên nhận cho người đến nộp hồ sơ theo các nội dung sau: Họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của cán bộ tiếp nhận hồ sơ; giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; thời gian trả kết quả và ký, ghi rõ họ, tên.
2. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai lại. Sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn thì cán bộ tiếp nhận thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản, ghi rõ lý do không tiếp nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã đề nghị.
4. Cán bộ sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ phải báo cáo và chuyển hồ sơ đó đến lãnh đạo cấp phòng (trường hợp hồ sơ nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội), chỉ huy cấp đội (trường hợp hồ sơ nộp tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh) để phân công cán bộ nghiên cứu, kiểm tra hồ sơ theo quy định.
Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận khai báo vũ khí thô sơ, cán bộ sau khi tiếp nhận hồ sơ phải báo cáo và chuyển hồ sơ đó đến Trưởng Công an cấp xã.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận vũ khí thô sơ được thực hiện theo như quy định trên.
Vũ khí thô sơ (Hình từ Internet)
Người nào có thẩm quyền ký giấy xác nhận về vũ khí thô sơ?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 50/2014/TT-BCA, có quy định về duyệt ký cấp lại giấy phép giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau:
Duyệt, ký cấp, đổi, cấp lại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội duyệt, ký cấp, đổi, cấp lại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được phép đào tạo nhân viên bảo vệ; duyệt, ký văn bản trả lời từ chối cấp giấy phép, giấy xác nhận.
2. Trưởng phòng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh duyệt, ký cấp, đổi, cấp lại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương theo quy định; duyệt, ký văn bản trả lời từ chối cấp giấy phép, giấy xác nhận.
3. Trưởng Công an cấp xã duyệt, ký cấp giấy xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; duyệt, ký văn bản trả lời từ chối cấp giấy xác nhận khai báo theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Người có thẩm quyền ký giấy xác nhận về vũ khí thô sơ là:
- Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ký cấp giấy xác nhận về vũ khí thô sơ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được phép đào tạo nhân viên bảo vệ;
- Trưởng phòng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh ký cấp giấy xác nhận về vũ khí thô sơ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương theo quy định;
- Trưởng Công an cấp xã ký cấp giấy xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Người được cấp giấy xác nhận vũ khí thô sơ phải giao nộp lại giấy xác nhận vũ khí thô sơ trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 50/2014/TT-BCA, có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được cấp giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được cấp giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
1. Quản lý, sử dụng giấy phép, giấy xác nhận theo đúng quy định và xuất trình khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trường hợp mất giấy phép, giấy xác nhận phải báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan Công an đã cấp trước đó; trong đó, nêu rõ lý do mất, các biện pháp xử lý, khắc phục.
3. Giao nộp lại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan Công an đã cấp trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị giải thể, hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi.
b) Vũ khí, công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân được trang bị, cung nhượng để sử dụng theo quy định của pháp luật nhưng bị mất, hư hỏng, hết hạn sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng hoặc theo quy định của pháp luật không thuộc đối tượng được trang bị, quản lý, sử dụng.
c) Giấy phép, giấy xác nhận được cấp không đúng thẩm quyền.
d) Giấy phép, giấy xác nhận bị hỏng, hết hạn sau khi được đổi, cấp lại.
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì người được cấp giấy xác nhận vũ khí thô sơ phải giao nộp lại giấy xác nhận vũ khí thô sơ trong trường hợp sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị giải thể, hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi;
- Vũ khí thô sơ của cơ quan, tổ chức, cá nhân được trang bị, cung nhượng để sử dụng theo quy định của pháp luật nhưng bị mất, hư hỏng, hết hạn sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng hoặc theo quy định của pháp luật không thuộc đối tượng được trang bị, quản lý, sử dụng;
- Giấy xác nhận được cấp không đúng thẩm quyền;
- Giấy xác nhận bị hỏng, hết hạn sau khi được đổi, cấp lại;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.