Việc tiếp nhận đơn tố cáo theo lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi, việc tiếp nhận đơn tố cáo theo lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào? Phân loại đơn tố cáo theo lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động Thương binh và Xã hội có mấy loại? Ai có trách nhiệm quản lý và tổng hợp việc xử lý đơn tố cáo theo lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động Thương binh và Xã hội? Câu hỏi của anh Quang Trung tại Đồng Tháp.

Việc tiếp nhận đơn tố cáo theo lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tiếp nhận đơn như sau:

Tiếp nhận đơn
1. Khi nhận đơn của công dân từ các nguồn theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị (sau đây viết là Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014) phải chuyển toàn bộ đến bộ phận xử lý đơn của cơ quan để đăng ký, theo dõi và xử lý theo quy định.
2. Đơn tiếp nhận phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi.

Như vậy, khi nhận đơn tố cáo của công dân từ các nguồn sau tại Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-TTCP, phải chuyển toàn bộ đến bộ phận xử lý đơn của cơ quan để đăng ký, theo dõi và xử lý theo quy định:

- Đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính;

- Đơn được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Đơn do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;

- Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến.

Đơn tiếp nhận phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi.

tố cáo 3

Việc tiếp nhận đơn tố cáo theo lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Phân loại đơn tố cáo theo lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động Thương binh và Xã hội có mấy loại?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về phân loại đơn như sau:

Phân loại đơn
1. Phân loại đơn theo từng tiêu chí quy định tại Điều 6 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014, ngoài ra bổ sung loại đơn hỏi chính sách.
2. Phân loại đơn theo lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Người có công;
b) Lao động, tiền lương;
c) Việc làm và bảo hiểm thất nghiệp;
d) An toàn lao động;
e) Quản lý lao động ngoài nước;
g) Giáo dục nghề nghiệp;
h) Bảo hiểm xã hội;
i) Bảo trợ xã hội;
k) Bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
l) Phòng, chống tệ nạn xã hội;
m) Bình đẳng giới;
n) Nội dung khác.

Theo quy định trên, phân loại đơn tố cáo theo từng tiêu chí quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP, ngoài ra bổ sung loại đơn hỏi chính sách.

Phân loại đơn theo lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động Thương binh và Xã hội gồm:

- Người có công;

- Lao động, tiền lương;

- Việc làm và bảo hiểm thất nghiệp;

- An toàn lao động;

- Quản lý lao động ngoài nước;

- Giáo dục nghề nghiệp;

- Bảo hiểm xã hội;

- Bảo trợ xã hội;

- Bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

- Phòng, chống tệ nạn xã hội;

- Bình đẳng giới;

- Nội dung khác.

Tải về mẫu đơn tố cáo mới nhất 2023: Tại đây

Ai có trách nhiệm quản lý và tổng hợp việc xử lý đơn tố cáo theo lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động Thương binh và Xã hội?

Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về quản lý hồ sơ như sau:

Quản lý hồ sơ
Bộ phận xử lý đơn có trách nhiệm quản lý, theo dõi, tổng hợp việc xử lý đơn do cơ quan tiếp nhận. Các cơ quan chức năng sau khi giải quyết đơn, gửi kết quả đến bộ phận xử lý đơn để tổng hợp, trả lời khi có yêu cầu.

Như vậy, theo quy định trên, bộ phận xử lý đơn có trách nhiệm quản lý, theo dõi, tổng hợp việc xử lý đơn do cơ quan tiếp nhận. Các cơ quan chức năng sau khi giải quyết đơn, gửi kết quả đến bộ phận xử lý đơn để tổng hợp, trả lời khi có yêu cầu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,408 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào