Việc tiếp công dân tại cơ quan Tổng cục Hải quan sẽ do ai phụ trách thực hiện? Cần đảm bảo những yêu cầu gì khi tiếp dân?
Việc tiếp công dân tại cơ quan Tổng cục Hải quan sẽ do ai phụ trách thực hiện?
Căn cứ Mục I Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định về trách nhiệm tiếp công dân như sau:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thực hiện tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về các vấn đề liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Tổng cục Hải quan.
2. Thời gian tiếp công dân vào các ngày làm việc hành chính trong tuần, cụ thể:
- Sáng: Từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.
3. Địa điểm tiếp công dân: Phòng tiếp công dân, số 9, đường Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
4. Trách nhiệm tiếp công dân
a) Tổng cục trưởng tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Trường hợp Tổng cục trưởng không thể tiếp công dân đúng ngày vì lý do khách quan hoặc ngày tiếp công dân của Tổng cục trưởng trùng với ngày lễ, ngày nghỉ thì sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc liền kề tiếp theo.
b) Vụ Thanh tra - Kiểm tra có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng tiếp công dân và tham gia khi Tổng cục trưởng tiếp công dân theo định kỳ.
c) Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tiếp công dân; phối hợp tiếp công dân khi có yêu cầu, đề nghị. Trường hợp có lịch tiếp công dân nhưng không thể thực hiện việc tiếp công dân được vì lý do khách quan thì có thông báo cho công dân biết và hẹn lịch, ngày giờ tiếp công dân lần sau.
Theo quy định trên thì việc tiếp công dân tại cơ quan Tổng cục Hải quan được thực hiện như sau:
(1) Tổng cục trưởng tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Trường hợp Tổng cục trưởng không thể tiếp công dân đúng ngày vì lý do khách quan hoặc ngày tiếp công dân của Tổng cục trưởng trùng với ngày lễ, ngày nghỉ thì sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc liền kề tiếp theo.
(2) Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tiếp công dân; phối hợp tiếp công dân khi có yêu cầu, đề nghị. Trường hợp có lịch tiếp công dân nhưng không thể thực hiện việc tiếp công dân được vì lý do khách quan thì có thông báo cho công dân biết và hẹn lịch, ngày giờ tiếp công dân lần sau.
Việc tiếp công dân tại cơ quan Tổng cục Hải quan sẽ do ai phụ trách thực hiện? Cần đảm bảo những yêu cầu gì khi tiếp công dân? (Hình từ Internet)
Công chức tiếp công dân tại trụ sở Cơ quan Tổng cục Hải quan cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Theo điểm 2.2 khoản 2 Mục II Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-TCHQ năm 2022 thì công chức tiếp công dân tại trụ sở Cơ quan Tổng cục Hải quan cần đảm bảo những yêu cầu sau:
(1) Thực hiện tiếp công dân khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ.
(2) Trang phục Hải quan đúng theo quy định, có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày. Không được cản trở, gây phiền hà cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
(3) Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
(4) Trong phạm vi trách nhiệm trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
(5) Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và những thông tin cá nhân khác của người tố cáo khi người tố cáo có yêu cầu.
Cơ quan Tổng cục Hải quan có thể từ chối tiếp công dân trong những trường hợp nào?
Theo khoản 3 Mục II Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
3. Những trường hợp được từ chối tiếp công dân theo quy định của pháp luật
3.1. Công chức tiếp công dân được từ chối tiếp công dân và phải giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp, đồng thời báo cáo người phụ trách tiếp công dân trong các trường hợp sau:
a) Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
b) Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.
3.2. Trường hợp từ chối tiếp công dân theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Tiếp công dân thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phụ trách tiếp công dân ra Thông báo từ chối tiếp công dân. Thông báo được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình tiếp công dân./.
Theo đó, công chức tiếp công dân được từ chối tiếp công dân và phải giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp, đồng thời báo cáo người phụ trách tiếp công dân trong các trường hợp sau:
(1) Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
(2) Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.