Việc thực hiện quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quy định thế nào?
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam thực hiện hoạt động nhập khẩu trong phạm vi nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam như sau:
Phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quyền:
a) Thực hiện các quyền xuất khẩu, nhập khẩu khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với các loại hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo lộ trình cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam.
b) Thực hiện mua hàng hoá để xuất khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu với thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh các loại hàng hoá đó theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm công bố danh mục mặt hàng, lộ trình mở cửa thị trường đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo quy định trên, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quyền thực hiện các quyền nhập khẩu khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền quyền nhập khẩu đối với các loại hàng hoá được nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo lộ trình cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam.
Đồng thời được thực hiện bán hàng hoá nhập khẩu với thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh các loại hàng hoá đó theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Việc thực hiện quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BCT về thực hiện quyền nhập khẩu như sau:
Thực hiện quyền nhập khẩu
1. Thương nhân không hiện diện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện quyền nhập khẩu như sau:
a) Được nhập khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu theo cam kết quốc tế. Đối với hàng hóa nhập khẩu có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, thực hiện theo lộ trình cam kết;
c) Được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật trên cơ sở hợp đồng bán hàng ký với thương nhân Việt Nam;
d) Mặt hàng nhập khẩu phải phù hợp với nội dung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
2. Thương nhân không hiện diện chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền phân phối hàng hóa đó, không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo đó, thương nhân không hiện diện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện quyền nhập khẩu thông qua các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 3 nêu trên.
Thương nhân không hiện diện chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền phân phối hàng hóa đó, không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam. Trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có những trách nhiệm nào?
Theo Điều 5 Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam như sau:
Trách nhiệm của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.
1. Tuân thủ đầy đủ các quy định về hải quan, thuế, cấp phép nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật và các quy định khác có liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm tính xác thực của các thông tin, tài liệu xuất trình cho cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam
3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và pháp luật liên quan của Việt Nam.
4. Thực hiện báo cáo thường niên theo quy định, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thương mại về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân.
5. Nộp lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu với mức lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
6. Thực hiện việc đăng ký địa chỉ liên lạc để các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên hệ khi cần thiết.
7. Thực hiện việc lưu giữ chứng từ, sổ sách theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có những trách nhiệm được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và pháp luật liên quan của Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.