Việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm những gì?

Tôi có thắc mắc như sau: Việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm những gì? Ai có trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng chương trình, tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy rừng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý? Mong được giải đáp sớm nhất. Xin cảm ơn. Câu hỏi của bạn X (Buôn Mê Thuột).

Việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm những gì?

Việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong nguyên tắt phòng cháy và chữa cháy rừng được quy định tại Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT như sau:

Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Phòng cháy và chữa cháy rừng phải lấy hoạt động phòng ngừa là chính;
chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời cháy rừng.
2. Chủ động, sẵn sàng nhân lực, nguồn lực, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chủ rừng, chính quyền địa phương và các cơ quan chịu trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ, bao gồm: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
5. Chỉ đạo, chỉ huy thống nhất; phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.
6. Trong quá trình chữa cháy rừng đảm bảo an toàn theo thứ tự ưu tiên: người, tài sản, các công trình, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy rừng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật về thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm:

- Chỉ huy tại chỗ;

- Lực lượng tại chỗ;

- Phương tiện tại chỗ;

- Hậu cần tại chỗ.

Việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm những gì?

Việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm những gì? (Hình từ internet)

Ai có trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng chương trình, tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy rừng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý?

Trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng chương trình, tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy rừng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý được quy định tại Điều 4 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT như sau:

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng
...
3. Trách nhiệm thực hiện
a) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng tại địa phương theo quy định của pháp luật.
b) Lực lượng Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng chương trình, tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy rừng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý.
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên, học sinh, sinh viên và quần chúng nhân dân.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì lực lượng Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng chương trình, tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy rừng cho các cá tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý.

Chòi quan sát phát hiện cháy rừng có được xem là công trình phòng cháy và chữa cháy rừng không?

Chòi quan sát phát hiện cháy rừng có được xem là công trình phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 5 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT như sau:

Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Công trình được xây dựng hoặc sử dụng để phòng cháy và chữa cháy rừng, bao gồm: đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa; suối, hồ, đập, bể chứa nước, trạm bơm, hệ thống cấp nước chữa cháy; chòi quan sát phát hiện cháy rừng; tháp quan trắc lửa rừng; hệ thống biển cấm, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng; hệ thống dự báo, cảnh báo cháy rừng và các công trình khác phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Đối với loại công trình đã có tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy và chữa cháy rừng, việc xây dựng thực hiện theo tiêu chuẩn đã được ban hành; đối với các loại công trình chưa có tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy và chữa cháy rừng, việc xây dựng thực hiện theo thiết kế kỹ thuật do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phải được quản lý, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định để bảo đảm sẵn sàng chữa cháy rừng.

Theo quy định của pháp luật về công trình phòng cháy và chữa cháy rừng sẽ bao gồm những công trình sau:

- Đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa;

- Suối, hồ, đập, bể chứa nước, trạm bơm, hệ thống cấp nước chữa cháy;

- Chòi quan sát phát hiện cháy rừng;

- Tháp quan trắc lửa rừng;

- Hệ thống biển cấm, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Hệ thống dự báo, cảnh báo cháy rừng và các công trình khác phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy rừng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chòi quan sát phát hiện cháy rừng là một trong những công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,661 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào