Việc thực hiện báo cáo sự cố hóa chất độc được tiến hành vào những thời điểm nào? Báo cáo sự cố hóa chất độc gồm những nội dung gì?
Việc thực hiện báo cáo sự cố hóa chất độc được tiến hành vào những thời điểm nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về công tác báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố hóa chất độc như sau:
Công tác báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố hóa chất độc
1. Báo cáo sự cố hóa chất độc duy trì liên tục từ lúc phát hiện sự cố đến khi kết thúc hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc, bao gồm:
a) Báo cáo ban đầu sự cố hóa chất độc: Thực hiện khi phát hiện về sự cố hóa chất độc;
b) Các báo cáo sự cố hóa chất độc tiếp theo: Thực hiện định kỳ hàng ngày trong quá trình ứng phó sự cố hóa chất độc;
c) Báo cáo kết thúc sự cố hóa chất độc: Thực hiện khi kết thúc các hoạt động ứng phó;
d) Báo cáo tổng hợp sự cố hóa chất độc: Thực hiện để tổng hợp tình hình ứng phó sự cố hóa chất độc từ lúc phát hiện sự cố đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.
2. Nội dung báo cáo gồm:
a) Thời gian xảy ra hoặc phát hiện sự cố;
...
Như vậy, theo quy định, báo cáo sự cố hóa chất độc được duy trì liên tục từ lúc phát hiện sự cố đến khi kết thúc hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc, bao gồm:
(1) Báo cáo ban đầu sự cố hóa chất độc: Thực hiện khi phát hiện về sự cố hóa chất độc;
(2) Các báo cáo sự cố hóa chất độc tiếp theo: Thực hiện định kỳ hàng ngày trong quá trình ứng phó sự cố hóa chất độc;
(3) Báo cáo kết thúc sự cố hóa chất độc: Thực hiện khi kết thúc các hoạt động ứng phó;
(4) Báo cáo tổng hợp sự cố hóa chất độc: Thực hiện để tổng hợp tình hình ứng phó sự cố hóa chất độc từ lúc phát hiện sự cố đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.
Việc thực hiện báo cáo sự cố hóa chất độc được tiến hành vào những thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo sự cố hóa chất độc gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về công tác báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố hóa chất độc như sau:
Công tác báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố hóa chất độc
...
2. Nội dung báo cáo gồm:
a) Thời gian xảy ra hoặc phát hiện sự cố;
b) Vị trí sự cố, tọa độ (nếu có);
c) Loại hóa chất độc;
d) Ước tính khối lượng và tốc độ rò rỉ, phát tán hóa chất độc;
đ) Điều kiện thời tiết (sóng, gió, dòng chảy...);
e) Các thông tin liên quan khác;
g) Các hoạt động đã và dự kiến triển khai;
h) Các yêu cầu, đề nghị trợ giúp, cứu hộ, ứng phó sự cố hóa chất độc.
3. Trong quá trình ứng phó và khắc phục sự cố hóa chất độc, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành và địa phương phải thường xuyên báo cáo theo phân cấp quy định.
Như vậy, theo quy định, nội dung báo cáo sự cố hóa chất độc bao gồm:
(1) Thời gian xảy ra hoặc phát hiện sự cố;
(2) Vị trí sự cố, tọa độ (nếu có);
(3) Loại hóa chất độc;
(4) Ước tính khối lượng và tốc độ rò rỉ, phát tán hóa chất độc;
(5) Điều kiện thời tiết (sóng, gió, dòng chảy...);
(6) Các thông tin liên quan khác;
(7) Các hoạt động đã và dự kiến triển khai;
(8) Các yêu cầu, đề nghị trợ giúp, cứu hộ, ứng phó sự cố hóa chất độc.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc báo cáo sự cố hóa chất độc?
Căn cứ Điều 37 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh.
2. Chỉ đạo và báo cáo kịp thời ứng phó sự cố hóa chất độc xảy ra trên địa bàn; chủ trì đánh giá, xác định thiệt hại và yêu cầu cơ sở gây ra sự cố bồi thường thiệt hại.
3. Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố cấp tỉnh, chỉ đạo huấn luyện về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất độc tại địa phương; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố hóa chất độc để bảo vệ môi trường biển chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó tại địa phương.
4. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc của địa phương về Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và Bộ Công Thương.
Như vậy, trong việc báo cáo sự cố hóa chất độc thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các trách nhiệm sau đây:
(1) Chỉ đạo và báo cáo kịp thời ứng phó sự cố hóa chất độc xảy ra trên địa bàn; chủ trì đánh giá, xác định thiệt hại và yêu cầu cơ sở gây ra sự cố bồi thường thiệt hại.
(2) Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc của địa phương về Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.