Việc thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ được thực hiện bằng cách nào?
- Việc thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ được thực hiện bằng cách nào?
- Nguồn bức xạ dùng để thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ có kích thước như thế nào?
- Nguồn phóng xạ kín được sử dụng để thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ được đặt ở đâu?
Việc thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ được thực hiện bằng cách nào?
Việc thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7840:2007 như sau:
Kiểm tra sự rò rỉ bức xạ
3.1. Tổng quan
Việc thử nghiệm rò rỉ bức xạ được thực hiện bằng cách so sánh kết quả đánh giá hiệu quả che chắn bảo vệ bức xạ trước và sau các phép thử nghiệm môi trường cơ lý. Việc đánh giá khả năng bảo vệ bức xạ có thể bằng một trong hai phương pháp sau:
1) Phương pháp chụp ảnh bức xạ, phương pháp này phù hợp với việc phát hiện những suy giảm nhỏ về khả năng che chắn bảo vệ bức xạ, phương pháp này chỉ áp dụng cho bao bì loại A;
2) Phương pháp đo bức xạ, phương pháp này được xây dựng riêng cho phát hiện và đánh giá những suy giảm lớn về khả năng che chắn của thiết bị bảo vệ bức xạ, phương pháp này áp dụng cho cả bao bì loại A và loại B.
…
Theo quy định trên thì việc thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ được thực hiện bằng cách so sánh kết quả đánh giá hiệu quả che chắn bảo vệ bức xạ trước và sau các phép thử nghiệm môi trường cơ lý.
Việc đánh giá khả năng bảo vệ bức xạ có thể bằng một trong hai phương pháp sau:
+Phương pháp chụp ảnh bức xạ, phương pháp này phù hợp với việc phát hiện những suy giảm nhỏ về khả năng che chắn bảo vệ bức xạ, phương pháp này chỉ áp dụng cho bao bì loại A;
+ Phương pháp đo bức xạ, phương pháp này được xây dựng riêng cho phát hiện và đánh giá những suy giảm lớn về khả năng che chắn của thiết bị bảo vệ bức xạ, phương pháp này áp dụng cho cả bao bì loại A và loại B.
Việc thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ được thực hiện bằng cách nào? (Hình từ Internet)
Nguồn bức xạ dùng để thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ có kích thước như thế nào?
Nguồn bức xạ dùng để thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ có kích thước theo quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7840:2007 như sau:
Kiểm tra sự rò rỉ bức xạ
…
3.2. Nguồn bức xạ dùng để thử nghiệm
Kích thước của nguồn phải càng nhỏ càng tốt. Phải chọn nguồn có năng lượng phù hợp để nhận kết quả chính xác nhất. Nếu bao bì được thử nghiệm chỉ dùng cho một loại nguồn cụ thể với kích thước đặc biệt, nhân phóng xạ hoặc nguồn phóng xạ này có thể được sử dụng cho thử nghiệm.
Đối với phương pháp chụp ảnh, hoạt độ của nguồn phải đủ để thực hiện quá trình chụp trên phim X - quang, mật độ quang (D) không được nhỏ hơn 1 trong một khoảng thời gian thích hợp (ví dụ 5 h).
Đối với phương pháp đo bức xạ, hoạt độ của nguồn phải được đủ để thực hiện quá trình đếm bằng bộ đếm nhấp nháy, tỷ lệ đếm phải đủ để đảm bảo độ tin cậy và độ tái lập của các kết quả đo, khi detector nhấp nháy được trang bị một hệ thống chuẩn trực phù hợp và được lắp đặt ở khoảng cách đến nguồn bức xạ nhỏ nhất có thể được (ví dụ 50 cm).
…
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn bức xạ dùng để thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ có kích thước phải càng nhỏ càng tốt.
Phải chọn nguồn có năng lượng phù hợp để nhận kết quả chính xác nhất. Nếu bao bì được thử nghiệm chỉ dùng cho một loại nguồn cụ thể với kích thước đặc biệt, nhân phóng xạ hoặc nguồn phóng xạ này có thể được sử dụng cho thử nghiệm.
Nguồn phóng xạ kín được sử dụng để thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ được đặt ở đâu?
Nguồn phóng xạ kín được sử dụng để thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ được đặt theo quy định tại tiết 3.3.2 tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7840:2007 như sau:
Kiểm tra sự rò rỉ bức xạ
…
3.3. Thiết bị chụp ảnh
3.3.1. Thiết bị thử nghiệm
Có thể sử dụng phim chụp X quang tốc độ cao với màn tăng quang. Độ nhậy của máy đo mật độ quang phải đo được ít nhất là ba mật độ quang D để đo được mật độ quang tạo ra trên ảnh.
Thiết bị chụp phải có sẵn để đáp ứng các yêu cầu của phương pháp đo chuẩn, về nhiệt độ, thời gian và điều kiện hiện ảnh, dùng để xử lý phim hiệu chuẩn và phim sử dụng để đánh giá.
3.3.2. Quy trình kiểm tra
Nguồn phóng xạ kín được sử dụng để thử nghiệm phải được đặt trong thiết bị che chắn bảo vệ bức xạ được thử nghiệm.
Toàn bộ bề mặt của bao bì phải được bao phủ bằng phim chụp X quang. Nếu phần lồi ra của bao bì làm cho không thể bao phủ toàn bộ bề mặt của bao bì thì có thể sử dụng vật chêm thích hợp, ví dụ tấm nhôm dày 1 mm, xung quanh vật chêm phải được phủ phim chụp X quang. Thời gian chiếu, phải như nhau trước và sau thử nghiệm môi trường, phải chọn phim có mật độ quang (D) không nhỏ hơn 1. Các phim chụp X quang sử dụng trước và sau thử nghiệm môi trường phải được xử lý đồng thời.
Sau khi xử lý, cả hai phim phải được so sánh mật độ quang. Các bao bì loại A trong thử nghiệm phải vượt qua thử nghiệm môi trường với kết quả tốt nếu mật độ quang quan sát được không tăng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn phóng xạ kín được sử dụng để thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ được đặt trong thiết bị che chắn bảo vệ bức xạ được thử nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.