Việc thu giữ thư tín trong vụ án hình sự được thực hiện ra sao? Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín khẩn cấp thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
- Việc thu giữ thư tín trong vụ án hình sự được thực hiện ra sao?
- Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín Cơ quan điều tra có thể thực hiện việc thu giữ thư tín mà chưa được Viện kiểm sát phê duyệt lệnh không?
- Trách nhiệm của tổ chức bưu chính trong việc thực hiện lệnh thu giữ bưu chính được quy định ra sao?
- Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín khẩn cấp thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Việc thu giữ thư tín trong vụ án hình sự được thực hiện ra sao?
Việc thu giữ thư tín trong vụ án hình sự được thực hiện ra sao?
(hình ảnh từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 197 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông
1. Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
...
Chiếu theo quy định này, khi cần thiết phải thu giữ thư tín tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông để phục vụ cho việc điều tra vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ.
Tiếp đến Cơ quan điều tra gửi lệnh thu giữ thư tín đến Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn lệnh.
Sau khi có quyết định phê duyệt từ Viện kiểm sát cùng cấp thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành việc thu giữ thư tín theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín Cơ quan điều tra có thể thực hiện việc thu giữ thư tín mà chưa được Viện kiểm sát phê duyệt lệnh không?
Căn cứ khoản 2 Điều 197 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông
...
2. Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.
...
Theo quy định này, trong trường hợp khẩn cấp cần thực hiện việc thu giữ thư tín thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.
Trách nhiệm của tổ chức bưu chính trong việc thực hiện lệnh thu giữ bưu chính được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 197 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông
...
3. Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
Theo đó, trách nhiệm của tổ chức bưu chính trong việc thực hiện thu giữ thư tín được quy định như sau:
- Tổ chức bưu chính phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
- Khi thu giữ thư tín phải có đại diện của tổ chức bưu chính chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín khẩn cấp thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 54 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật
...
6. Trường hợp thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 197 Bộ luật Tố tụng hình sự mà sau đó Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh thu giữ thì Kiểm sát viên phải kiểm sát việc hoàn trả thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông và việc thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ. Nếu phát hiện vi phạm thì kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để yêu cầu khắc phục ngay.
...
Theo đó, trường hợp việc thực hiện thu giữ thư tín không thể trì hoãn mà sau đó Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh thu giữ thì Kiểm sát viên có trách nhiệm:
- Phải kiểm sát việc hoàn trả thư tín cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông và việc thông báo cho người có thư tín bị thu giữ.
- Nếu phát hiện vi phạm thì kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để yêu cầu khắc phục ngay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.