Việc thông báo về khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố được thực hiện thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố. Cho tôi hỏi việc thông báo về khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố được thực hiện thế nào? Câu hỏi của anh Vĩnh Khoa ở Bình Thuận.

Khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 47 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về khu vực hạn chế hoạt động như sau:

Khu vực hạn chế hoạt động
1. Khu vực hạn chế hoạt động phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
2. Ranh giới diện tích khu vực hạn chế hoạt động được xác định đối với từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu của hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố.
Vị trí, ranh giới khu vực hạn chế hoạt động phải được thể hiện trên hải đồ ở cả hai hệ tọa độ VN-2000 và WGS-84, độ chính xác đến 1/10 giây. Độ sâu khu vực hạn chế hoạt động là độ sâu của Điểm cạn nhất trong khu vực cần được thông báo, tính bằng mét đến mực nước “số 0 hải đồ”, độ chính xác đến 1/10 mét.
3. Khu vực hạn chế hoạt động được xác định bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc có tọa độ cụ thể và được thể hiện trên hải đồ với tỷ lệ thích hợp.

Theo quy định trên, khu vực hạn chế hoạt động phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

Ranh giới diện tích khu vực hạn chế hoạt động được xác định đối với từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu của hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố.

Và khu vực hạn chế hoạt động được xác định bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc có tọa độ cụ thể và được thể hiện trên hải đồ với tỷ lệ thích hợp.

Khu vực hạn chế hoạt động

Khu vực hạn chế hoạt động (Hình từ Internet)

Khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố được xác định ra sao?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 48 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về xác định khu vực hạn chế hoạt động như sau:

Xác định và thông báo về khu vực hạn chế hoạt động
1. Cơ quan hoặc người chủ trì thực hiện hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố gửi văn bản đề nghị thiết lập khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố kèm hải đồ thể hiện khu vực đề nghị hạn chế hoạt động đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định và công bố khu vực hạn chế hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xác định và thông báo về khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố. Trường hợp chưa đủ Điều kiện công bố, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...

Theo đó, cơ quan hoặc người chủ trì thực hiện hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố gửi văn bản đề nghị thiết lập khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố kèm hải đồ thể hiện khu vực đề nghị hạn chế hoạt động đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định và công bố khu vực hạn chế hoạt động theo quy định của pháp luật.

Và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xác định và thông báo về khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố.

Trường hợp chưa đủ Điều kiện công bố, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Việc thông báo về khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố được thực hiện thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định 40/2016/NĐ-CP về thông báo về khu vực hạn chế hoạt động như sau:

Xác định và thông báo về khu vực hạn chế hoạt động
...
3. Thông báo về khu vực hạn chế hoạt động
a) Thông báo về khu vực hạn chế hoạt động phải được truyền phát trên truyền hình, đài phát thanh, hệ thống đài thông tin duyên hải và trên phương tiện thông tin phù hợp khác trong Thông báo hàng hải theo tập quán hàng hải quốc tế;
b) Địa danh khu vực hạn chế hoạt động trong Thông báo phải được lấy theo địa danh đã được ghi trên hải đồ hoặc trong các tài liệu hàng hải khác đã xuất bản. Trường hợp địa danh chưa được ghi trong các tài liệu nói trên thì sử dụng tên thường dùng của địa phương;
c) Ngôn ngữ sử dụng trong Thông báo khu vực hạn chế hoạt động là tiếng Việt và tiếng Anh;
d) Thông báo về khu vực hạn chế hoạt động phải nêu rõ thời Điểm có hiệu lực và hết hiệu lực của thông báo.

Như vậy, việc thông báo về khu vực hạn chế hoạt động phải được truyền phát trên truyền hình, đài phát thanh, hệ thống đài thông tin duyên hải và trên phương tiện thông tin phù hợp khác trong Thông báo hàng hải theo tập quán hàng hải quốc tế.

Địa danh khu vực hạn chế hoạt động trong Thông báo phải được lấy theo địa danh đã được ghi trên hải đồ hoặc trong các tài liệu hàng hải khác đã xuất bản.

Trường hợp địa danh chưa được ghi trong các tài liệu nói trên thì sử dụng tên thường dùng của địa phương;

Và ngôn ngữ sử dụng trong Thông báo khu vực hạn chế hoạt động là tiếng Việt và tiếng Anh.

Lưu ý là thông báo về khu vực hạn chế hoạt động phải nêu rõ thời Điểm có hiệu lực và hết hiệu lực của thông báo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

733 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào