Việc thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có phải lập thành hợp đồng hay không? Hợp đồng cần nêu rõ những nội dung gì?

Cho tôi hỏi trong việc thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì các bên có bắt buộc phải lập một bản hợp đồng dân sự hay không? Nếu có thì cần nêu rõ những thông tin gì trong bản hợp đồng đó? Câu hỏi của chị U.N từ TP.HCM.

Việc thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có phải lập thành hợp đồng hay không?

Tại khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về việc thỏa thuận mang thai hộ như sau:

Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
...
2. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.
Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Như vậy, không nhất thiết phải lập hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau và lập ra một bản thỏa thuận đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.

Bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được đem đi công chứng để đảm bảo giá trị pháp lý.

Trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp bản thỏa thuận của hai bên được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Việc thỏa thuận mang thai hộ vi mục đích nhân đạo có phải lập thành hợp đồng hay không?

Việc thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có phải lập thành hợp đồng hay không? (Hình từ Internet)

Bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải nêu rõ những nội dung nào?

Bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được lập theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP TẢI VỀ.

Ngoài ra, nội dung bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này;
b) Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật này;
c) Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;
d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.
...

Như vậy, trong bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải nêu rõ những nội dung sau:

(1) Thông tin của bên nhờ mang thai hộ;

(2) Thông tin của bên mang thai hộ;

(3) Cam kết thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 97 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Điều 98 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Trong đó nêu rõ:

Đối với bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

- Có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

- Tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường và những dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.

- Có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

- Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Đối với bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

- Có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

- Có quyền và nghĩa vụ đối với con kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

- Không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con, hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường.

Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

- Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.

-Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

(4) Thỏa thuận việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa, hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan.

(5) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

Trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ được quy định ra sao?

Cơ sở khám chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ có một số trách nhiệm theo quy định tại Điều 19 Nghị định 10/2015/NĐ-CP như sau:

(1) Xem xét, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.

(2) Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra bản chính, yêu cầu bổ sung các giấy tờ khác có liên quan, phỏng vấn trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan công an hỗ trợ.

(3) Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ và về chuyên môn, kỹ thuật do cơ sở mình thực hiện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

922 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào