Việc thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo nguyên tắc nào?
- Hồ sơ thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thể hiện bằng ngôn ngữ gì?
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ khi bị thanh lý tài sản hay không?
Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Thông tư 24/2017/TT-NHNN quy định về nguyên tắc thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Nguyên tắc thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trước và trong quá trình thanh lý tài sản, giải thể và thu hồi Giấy phép.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) chỉ chấp thuận việc giải thể khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Việc giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt thanh lý và thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại Mục 1e Chương VIII Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
4. Trong quá trình thanh lý tài sản, nếu chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, ngân hàng mẹ có nghĩa vụ thực hiện cam kết theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
Theo đó, thực hiện thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo nguyên tắc sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trước và trong quá trình thanh lý tài sản, giải thể.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) chỉ chấp thuận việc giải thể khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Việc giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt thanh lý và thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại Mục 1e Chương VIII Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017.
- Trong quá trình thanh lý tài sản, nếu chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, ngân hàng mẹ có nghĩa vụ thực hiện cam kết theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Việc thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc nào? (hình từ Internet)
Hồ sơ thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thể hiện bằng ngôn ngữ gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 24/2017/TT-NHNN quy định về nguyên tắc lập hồ sơ như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ
1. Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt. Hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng sang tiếng Việt, trừ trường hợp hồ sơ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt. Hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng sang tiếng Việt, trừ trường hợp hồ sơ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ khi bị thanh lý tài sản hay không?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 24/2017/TT-NHNN (bị thay thế một số cụm từ bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 11/2020/TT-NHNN) quy định về các hành vi bị cấm trong quá trình thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Các hành vi bị cấm trong quá trình thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định thông qua việc giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc kể từ ngày Thống đốc hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thanh lý tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này, nghiêm cấm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, người lao động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các hoạt động, giao dịch liên quan đến tài sản, công nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau đây:
...
2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ.
...
Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ khi bị thanh lý tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.