Việc thành lập công đoàn cơ sở có bắt buộc với doanh nghiệp hay không? Trình tự thành lập công đoàn cơ sở được tiến hành thực hiện như thế nào?

Việc thành lập công đoàn cơ sở có bắt buộc với doanh nghiệp hay không? Theo quy định nào? Nếu là bắt buộc, thì điều kiện như thế nào để thành lập công đoàn? Thủ tục thành lập công đoàn như thế nào? Nếu doanh nghiệp có trên 10 lao động không thành lập công đoàn có vi phạm gì không, bị xử lý như thế nào ạ?

Việc thành lập công đoàn cơ sở có bắt buộc với doanh nghiệp hay không?

Thành lập công đoàn cơ sở

Việc thành lập công đoàn cơ sở có bắt buộc với doanh nghiệp hay không? (Hình từ Internet)

Về vấn đề thứ nhất, chị có thể tham khảo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

"Điều 170. Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động."

Đồng thời tại khoản 1 Điều 5 Luật Công đoàn 2012 có quy định như sau:

"Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam."

Theo đó thì công đoàn được thành lập dựa trên ý chí tự nguyện của người lao động.

Nếu như người lao động làm việc tại công ty có nhu cầu thành lập tổ chức công đoàn thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện thành lập công đoàn cho họ.

Ngược lại, nếu người lao động không có nhu cầu thì cũng không bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập.

Trình tự thành lập công đoàn cơ sở được tiến hành thực hiện như thế nào?

Về trình tự thành lập công đoàn cơ sở, chị có thể tham khảo quy định tại Điều 12 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam như sau:

"12.1. Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở
a. Nơi chưa có công đoàn cơ sở người lao động là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên công đoàn được vận động người lao động khác gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở thông qua hình thức tổ chức ban vận động.
b. Trong quá trình ban vận động tiến hành vận động người lao động gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở các thành viên ban vận động cử trưởng ban vận động và liên hệ công đoàn cấp trên gần nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ.
c. Khi có 05 người trở lên (gồm người lao động đang là đoàn viên công đoàn và người lao động có đơn gia nhập công đoàn) tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở trưởng ban vận động liên hệ công đoàn cấp trên để được giúp đỡ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
12.2. Đại hội thành lập công đoàn cơ sở
a. Thành phần dự đại hội gồm:
- Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
- Người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động đã là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Đại diện công đoàn cấp trên, người sử dụng lao động và các thành phần khác (nếu có) cùng dự, chứng kiến đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
b. Việc tổ chức điều hành đại hội thành lập công đoàn cơ sở do ban vận động thực hiện; có thể mời thêm đoàn viên, người lao động ngoài ban vận động, có kinh nghiệm, uy tín tham gia điều hành hoặc làm thư ký đại hội.
c. Nội dung đại hội thành lập công đoàn cơ sở gồm:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và công tác chuẩn bị tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
- Công bố danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
- Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.
- Đại diện công đoàn cấp trên phát biểu (nếu có).
- Người sử dụng lao động phát biểu (nếu có).
- Bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Bầu cử chủ tịch công đoàn cơ sở.
- Thông qua kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ sở.
d. Việc bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín, theo Mục 8 của Hướng dẫn này. Phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
đ. Những nơi do điều kiện sản xuất, kinh doanh, không thể triệu tập toàn thể người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn dự đại hội thành lập công đoàn cơ sở thì ban vận động tổ chức lấy phiếu giới thiệu nhân sự và phát phiếu bầu cử ban chấp hành, chủ tịch công đoàn cơ sở cho đoàn viên tại các phòng, ban, tổ, đội, phân xưởng, nhóm công việc; đồng thời thực hiện công tác kiểm phiếu theo quy định và công bố kết quả bầu cử để toàn thể đoàn viên được biết.
e. Kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, ban vận động bàn giao toàn bộ hồ sơ đại hội cho ban chấp hành hoặc đồng chí chủ tịch mới được bầu, gồm cả danh sách ban vận động để lưu hồ sơ, tài liệu thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
g. Ban vận động chấm dứt nhiệm vụ sau khi tổ chức thành công đại hội thành lập công đoàn cơ sở."

Theo đó, việc thành lập công đoàn cơ sở phải đảm bảo thực hiện theo trình tự thủ tục như trên.

Như đã đề cập ở trên, việc thành lập công đoàn không bắt buộc đối với doanh nghiệp, mà còn tùy thuộc vào ý chí của người lao động.

Do vậy nếu doanh nghiệp có 10 lao động nhưng không ai có nhu cầu thành lập công đoàn thì không sao cả.

Nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 2 Điều 13 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 về nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp như sau:

"13.2. Công đoàn cơ sở doanh nghiệp
a. Công đoàn cơ sở doanh nghiệp bao gồm các loại hình doanh nghiệp được cấp phép thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở doanh nghiệp
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và nội quy, quy chế của doanh nghiệp; tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đại diện tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; phối hợp với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ, mở hội nghị người lao động, xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động; hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Đại diện cho tập thể lao động tham gia giải quyết các tranh chấp lao động, thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở, tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
- Tập hợp, giải quyết tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phát triển sản xuất, kinh doanh; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; vận động người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
- Giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động và công đoàn; tham gia các hội đồng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp; tham gia xây dựng thang bảng lương, các nội quy, quy chế có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động; tổ chức, quản lý mạng lưới an toàn, vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong doanh nghiệp.
- Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
- Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật."
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,939 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào