Việc thẩm định khung giá phát điện của nhà máy điện gió được thực hiện như thế nào? Sử dụng phương pháp nào để giá phát điện của Nhà máy điện gió chuẩn?

Cho tôi hỏi giá phát điện của nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo phương pháp nào? Hồ sơ đề nghị phê duyệt khung giá phát điện gửi cho Cục Điều tiết điện lực cần những giấy tờ gì? Việc thẩm định khu giá phát điện của nhà máy điện gió sẽ được Cục Điều tiết điện lực thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh P.V.Đ từ Đà Nẵng

Nhà máy điện gió chuẩn là nhà máy như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư 15/2022/TT-BCT định nghĩa về nhà máy điện gió chuẩn như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhà máy điện mặt trời chuẩn là nhà máy điện được lựa chọn để tính toán khung giá phát điện của các Nhà máy điện mặt trời mặt đất, Nhà máy điện mặt trời nổi có quy mô công suất lắp đặt là 50 MWp.
2. Nhà máy điện mặt trời nổi là nhà máy điện mặt trời nối lưới có các tấm quang điện được lắp đặt trên cấu trúc nổi trên mặt nước.
3. Nhà máy điện mặt trời mặt đất là các nhà máy điện mặt trời nối lưới trừ các nhà máy điện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Nhà máy điện gió chuẩn là nhà máy điện được lựa chọn để tính toán khung giá phát điện của các Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển có quy mô công suất lắp đặt là 50 MW.
5. Nhà máy điện gió trong đất liền là các nhà máy điện gió nối lưới có tuabin điện gió được xây dựng và vận hành trên đất liền và vùng đất ven biển có ranh giới ngoài là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm).
6. Nhà máy điện gió trên biển là các nhà máy điện gió nối lưới có tuabin điện gió được xây dựng và vận hành nằm ngoài đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) ra ngoài khơi.
7. Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

Theo quy định trên thì nhà máy điện gió chuẩn là nhà máy điện được lựa chọn để tính toán khung giá phát điện của các Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển có quy mô công suất lắp đặt là 50 MW.

Việc thẩm định khung giá phát điện của nhà máy điện gió được thực hiện như thế nào? Sử dụng phương pháp nào để giá phát điện của Nhà máy điện gió chuẩn?

Việc thẩm định khung giá phát điện của nhà máy điện gió được thực hiện như thế nào? Sử dụng phương pháp nào để giá phát điện của Nhà máy điện gió chuẩn? (Hình từ Internet)

Giá phát điện của Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo phương pháp nào?

Theo Điều 7 Thông tư 15/2022/TT-BCT thì giá phát điện PG (đồng/kWh) của Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo công thức sau:

Phương pháp xác định giá phát điện của Nhà máy điện gió chuẩn

Trong đó:

FCG: Giá cố định bình quân Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này (đồng/kWh);

FOMCG: Giá vận hành và bảo dưỡng cố định Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này (đồng/kWh).

Việc thẩm định khung giá phát điện của nhà máy điện gió được thực hiện như thế nào?

Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 10 Thông tư 15/2022/TT-BCT thì trình tự thẩm định khung giá phát điện của nhà máy điện gió chuẩn gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra chi tiết nội dung hồ sơ, tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trình duyệt.

Hồ sơ đề nghị phê duyệt khung giá phát điện quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2022/TT-BCT bao gồm:

(1) Tờ trình, tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về giá phát điện các Nhà máy điện gió chuẩn.

(2) Bảng thông số và các tài liệu tính toán giá phát điện cho cá Nhà máy điện gió chuẩn theo quy định.

(3) Các tài liệu liên quan đến các thông số tính toán giá phát điện của các Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ sung, sửa đổi hoặc giải trình làm rõ các nội dung trong hồ sơ trình duyệt.

Bước 2: Thẩm định khung giá phát điện

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định khung giá phát điện theo phương pháp quy định tại Thông tư 15/2022/TT-BCT .

Trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết điện lực tổ chức lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập hoặc lấy ý kiến đối với khung giá thông qua Hội đồng tư vấn do Bộ Công Thương quyết định thành lập.

Hội đồng tư vấn có tối đa 9 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, 01 thư ký, đại diện đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực phát điện.

Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định khung giá phát điện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho các loại hình nhà máy nêu trên và thực hiện thủ tục công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

817 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào