Việc thẩm định giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá có thể được rút ngắn bước nào?
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo trình tự nào?
- Trình tự thẩm định giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định có thể được rút ngắn bước nào?
- Báo cáo kết quả thẩm định giá do cơ quan nhà nước thực hiện thẩm định giá phải bao gồm những nội dung gì?
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo trình tự nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định về trình tự thực hiện thẩm định giá được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
Trình tự thẩm định giá tài sản
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo trình tự sau:
a) Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá;
b) Lập kế hoạch thẩm định giá;
c) Khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;
d) Phân tích thông tin;
đ) Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá căn cứ vào quy chế tính giá tài sản hàng hóa, dịch vụ, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành; các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp xác định giá theo quy định của pháp luật liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;
e) Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, văn bản trả lời về kết quả thẩm định giá trình thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá phê duyệt; sau đó gửi văn bản trả lời về kết quả thẩm định giá cho cơ quan yêu cầu thẩm định giá.
2. Tùy theo tài sản cần thẩm định, trình tự thẩm định giá có thể rút gọn một số bước so với quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan có yêu cầu thẩm định giá có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định giá; phối hợp tổ chức khảo sát thực tế tài sản cần thẩm định giá, nếu cần thiết.
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo trình tự sau:
- Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá;
- Lập kế hoạch thẩm định giá;
- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;
- Phân tích thông tin;
- Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá căn cứ vào:
+ Quy chế tính giá tài sản hàng hóa, dịch vụ, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành;
+ Các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp xác định giá theo quy định của pháp luật liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;
- Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, văn bản trả lời về kết quả thẩm định giá trình thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá phê duyệt; sau đó gửi văn bản trả lời về kết quả thẩm định giá cho cơ quan yêu cầu thẩm định giá.
Thẩm định giá tài sản được thực hiện thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hình từ Internet)
Trình tự thẩm định giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định có thể được rút ngắn bước nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 38/2014/TT-BTC quy định như sau:
Hoạt động thẩm định giá của cơ quan nhà nước
Trình tự, thủ tục thẩm định giá của Nhà nước thực hiện theo Mục 4 Chương II Nghị định số 89/2013/NĐ-CP và hướng dẫn sau:
...
3. Tùy theo tài sản cần thẩm định giá và đảm bảo yêu cầu về tiến độ thẩm định giá, trình tự thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP có thể rút gọn bước lập kế hoạch thẩm định giá.
...
Chiếu theo quy định này, tùy thuộc loại tài sản cần thẩm định giá và đảm bảo yêu cầu về tiến độ thẩm định giá, trình tự thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 89/2013/NĐ-CP có thể rút gọn bước lập kế hoạch thẩm định giá.
Báo cáo kết quả thẩm định giá do cơ quan nhà nước thực hiện thẩm định giá phải bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Thông tư 38/2014/TT-BTC quy định như sau:
Hoạt động thẩm định giá của cơ quan nhà nước
...
4. Báo cáo kết quả thẩm định giá, văn bản trả lời kết quả thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về tài sản thẩm định giá (tên tài sản, đặc điểm về mặt pháp lý và kỹ thuật);
b) Thời điểm thẩm định giá;
c) Mục đích thẩm định giá;
d) Căn cứ pháp lý để thẩm định giá;
đ) Nguyên tắc, cơ sở thẩm định giá;
e) Phương pháp thẩm định giá;
g) Kết quả thẩm định giá;
h) Những hạn chế của kết quả thẩm định giá và kiến nghị (nếu có).
Như vậy, báo cáo kết quả thẩm định giá do cơ quan nhà nước thực hiện thẩm định giá phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Thông tin về tài sản thẩm định giá (tên tài sản, đặc điểm về mặt pháp lý và kỹ thuật);
- Thời điểm thẩm định giá;
- Mục đích thẩm định giá;
- Căn cứ pháp lý để thẩm định giá;
- Nguyên tắc, cơ sở thẩm định giá;
- Phương pháp thẩm định giá;
- Kết quả thẩm định giá;
- Những hạn chế của kết quả thẩm định giá và kiến nghị (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.