Việc quốc gia thành viên hủy bỏ Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 sẽ bắt đầu có hiệu lực khi nào?
- Việc quốc gia thành viên hủy bỏ Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 sẽ bắt đầu có hiệu lực khi nào?
- Các tuyên bố được làm chiếu theo Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 vào lúc ký kết phải được xác nhận khi nào?
- Luật của một quốc gia thành viên Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định hợp đồng mua bán phải được ký kết bằng văn bản thì quốc gia đó có thể tuyên bố điều gì?
Việc quốc gia thành viên hủy bỏ Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 sẽ bắt đầu có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 101 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Mọi quốc gia thành viên có thể hủy bỏ Công ước này, hoặc Phần thứ hai hay thứ ba của Công ước, bằng một thông cáo chính thức bằng văn thư gửi cho người giữ lưu chiểu.
2. Sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 12 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông cáo. Nếu không ấn định một thời hạn dài hơn cho sự bắt đầu có hiệu lực của việc hủy bỏ Công ước thì sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ khi kết thúc thời hạn này sau ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông báo.
Theo đó, việc quốc gia thành viên hủy bỏ Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 12 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông cáo.
Nếu không ấn định một thời hạn dài hơn cho sự bắt đầu có hiệu lực của việc hủy bỏ Công ước thì sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ khi kết thúc thời hạn này sau ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông báo.
Và người giữ lưu chiểu của Công ước này là Tổng thư ký Liên hiệp quốc theo quy định tại Điều 89 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 như sau:
Tổng thư ký Liên hiệp quốc được chỉ định là người giữ lưu chiểu bản Công ước này.
Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Các tuyên bố được làm chiếu theo Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 vào lúc ký kết phải được xác nhận khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 97 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Các tuyên bố được làm chiếu theo bản Công ước này vào lúc ký kết phải được xác nhận khi phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y.
2. Các tuyên bố và sự xác nhận các tuyên bố phải được bằng văn bản và chính thức thông báo cho người giữ lưu chiểu.
3. Các tuyên bố sẽ có hiệu lực vào ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với quốc gia ra tuyên bố. Tuy nhiên các tuyên bố mà người giữ lưu chiểu chính thức nhận được sau ngày Công ước có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận làm tuyên bố. Các tuyên bố đơn phương và tương hỗ được làm chiếu theo Điều 94 sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được tuyên bố cuối cùng.
4. Bất cứ quốc gia nào ra một tuyên bố chiếu theo Công ước này đều có thể bất kỳ lúc nào rút lui tuyên bố đó bằng một thông báo chính thức bằng văn bản cho người giữ lưu chiểu. Sự thu hồi này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông cáo.
5. Sự thu hồi một tuyên bố được chiếu theo Điều 94 kể từ ngày có hiệu lực cũng sẽ chấm dứt hiệu lực của mọi tuyên bố tương hỗ của một quốc gia khác chiếu theo Điều này.
Theo đó, các tuyên bố được làm chiếu theo Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 vào lúc ký kết phải được xác nhận khi phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y.
Luật của một quốc gia thành viên Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định hợp đồng mua bán phải được ký kết bằng văn bản thì quốc gia đó có thể tuyên bố điều gì?
Căn cứ theo Điều 96 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Nếu luật của một quốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán phải được ký kết hay xác nhận bằng văn bản thì quốc gia đó có thể bất cứ lúc nào tuyên bố chiếu theo Điều 12, rằng mọi quy định của các Điều 11, 29 hay của phần thứ hai Công ước này cho phép một hình thức khác với hình thức văn bản cho việc ký kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng mua bán, hay cho mọi chào hàng, chấp nhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác sẽ không áp dụng nếu như chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia.
Như vậy, Luật của một quốc gia thành viên Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định hợp đồng mua bán phải được ký kết bằng văn bản thì quốc gia đó có thể bất cứ lúc nào tuyên bố chiếu theo Điều 12, rằng mọi quy định của các Điều 11, 29 hay của phần thứ hai Công ước này cho phép một hình thức khác với hình thức văn bản cho việc ký kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng mua bán, hay cho mọi chào hàng, chấp nhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác sẽ không áp dụng nếu như chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.