Việc quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được quy định thế nào? Khoản thu của Liên đoàn gồm những khoản nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Liên đoàn Điền kinh Việt Nam. Cho tôi hỏi việc quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được quy định thế nào? Khoản thu của Liên đoàn gồm những khoản nào? Câu hỏi của chị Hồng Hạnh ở Đồng Nai.

Việc quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được quy định thế nào?

Theo Điều 24 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 quy định về quản lý, sử dụng tài sản, tài chính như sau:

Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính
1. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có tài chính và tài sản riêng, được quyền thu, chi cho các hoạt động theo các quy định về tài chính của Liên đoàn, phù hợp với pháp luật và quy định của Nhà nước. Tất cả những trang thiết bị, tài sản, tài chính của Liên đoàn đều được quản lý chặt chẽ theo nguyên tắc công khai, minh bạch theo các quy định của pháp luật và các quy định cụ thể của Ban Thường vụ, phải báo cáo công khai trong các kỳ họp, hội nghị Ban Chấp hành và Đại hội đại biểu toàn quốc.
2. Tài chính của Liên đoàn quản lý theo đúng quy định của Nhà nước. Trưởng ban tài chính của Liên đoàn chịu trách nhiệm chính về các khoản thu, chi, quyết toán hàng năm và báo cáo trước các kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Đại hội đại biểu toàn quốc.

Theo quy định trên, tài chính của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam quản lý theo đúng quy định của Nhà nước.

Trưởng ban tài chính của Liên đoàn chịu trách nhiệm chính về các khoản thu, chi, quyết toán hàng năm và báo cáo trước các kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Đại hội đại biểu toàn quốc.

Liên đoàn Điền kinh Việt Nam

Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (Hình từ Internet)

Khoản thu của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam gồm những khoản nào?

Căn cứ Điều 25 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 quy định về các khoản thu của Liên đoàn như sau:

Các khoản thu của Liên đoàn
1. Niên liễm của các tổ chức thành viên; hội phí của các hội viên.
2. Các lệ phí do Liên đoàn quy định phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Tiền thu được từ các hợp đồng tài trợ, quảng cáo cho các giải thi đấu trong nước và cho các đội tuyển quốc gia
4. Từ tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà biếu, tặng của các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
5. Tiền thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản của Liên đoàn theo quy định của pháp luật.
6. Tiền thu từ các hoạt động kinh tế sau khi đã nộp thuế theo luật định, như:
a) Sản xuất, kinh doanh (nếu có);
b) Tổ chức các giải thi đấu, biểu diễn quốc tế;
c) Tiền cho thuê tài sản;
d) Tiền bán các biểu tượng, huy hiệu của Liên đoàn;
đ) Tiền bán bản quyền truyền hình các giải thi đấu;
e) Tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (nếu có);
g) Các khoản thu hợp pháp khác.

Theo đó, khoản thu của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam gồm những khoản thu được quy định tại Điều 25 nêu trên.

Trong đó có niên liễm của các tổ chức thành viên; hội phí của các hội viên và các lệ phí do Liên đoàn quy định phù hợp với quy định của pháp luật.

Các khoản chi của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 26 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 về các khoản chi của Liên đoàn như sau:

Các khoản chi của Liên đoàn
Các khoản chi của Liên đoàn phải đảm bảo nguyên tắc: đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của Nhà nước và của Liên đoàn.
1. Chi cho hoạt động của văn phòng Liên đoàn như: tiền lương, tiền công, tiền đóng bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên văn phòng, tiền công tác phí, mua sắm trang thiết bị dùng cho văn phòng Liên đoàn, chi phí thuê địa điểm, lễ tân, khánh tiết, tiền điện, nước, cước phí thông tin liên lạc...
2. Hỗ trợ kinh phí tổ chức các giải thi đấu trong nước.
3. Hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, hội nghị trong nước và nước ngoài.
4. Chi cho giải thưởng, khen thưởng.
5. Hỗ trợ phát triển phong trào điền kinh cho địa phương khi có điều kiện.
6. Chi cho công tác thông tin khoa học, tuyên truyền, báo chí, giáo dục.
7. Chi đầu tư, xây dựng, trang bị, sửa chữa cơ sở văn phòng.
8. Chi cho hoạt động quan hệ quốc tế.
9. Các khoản chi phí tiếp thị, tài trợ, chi hoa hồng môi giới.
10. Chi hỗ trợ các tổ chức thành viên khi có điều kiện.
11. Các khoản chi hợp lý khác.

Như vậy, các khoản chi của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của Nhà nước và của Liên đoàn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

644 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào