Việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải bảo đảm những yêu cầu nào?

Nội dung chính của Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm những gì? Việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải bảo đảm những yêu cầu nào? Đây là câu hỏi của anh A.P đến từ Ninh Thuận.

Tổ chức khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ là gì?

Tổ chức khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:

Tổ chức khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ là tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

bom mìn vật nổ

Khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ (Hình từ Internet)

Việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải bảo đảm những yêu cầu nào?

Việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải bảo đảm những yêu cầu được quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:

Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
...
2. Nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh:
a) Thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
b) Thu từ vốn ODA không hoàn lại, viện trợ phi chính phủ nước ngoài (nếu có);
c) Thu từ ủng hộ có mục đích, địa chỉ cụ thể để thực hiện mục tiêu theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Thu từ lãi tiền gửi;
đ) Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
3. Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh sau:
a) Chi tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;
b) Chi hỗ trợ các hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá, xử lý bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
c) Chi hỗ trợ học tập đối với trẻ em là nạn nhân hoặc con của nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
d) Chi hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
đ) Chi hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp cho nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
e) Chi hỗ trợ khẩn cấp để cấp cứu, cứu chữa và trợ giúp cho các nạn nhân thuộc gia đình hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị tai nạn do bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
g) Chi hỗ trợ tái định cư, tái hòa nhập cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư thuộc vùng ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại các tỉnh bị ô nhiễm nặng;
h) Chi có mục đích theo hợp đồng hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân phù hợp với tôn chỉ mục đích hoạt động của Quỹ;
i) Chi tổ chức tuyên truyền, vận động ủng hộ Quỹ ở trong và ngoài nước;
k) Chi phí thuê mướn và các khoản chi đặc thù, chi khác có liên quan.
4. Việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải bảo đảm đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

Như vây, việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải bảo đảm đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả.

Nội dung chính của Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm những gì?

Nội dung chính của Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:

Chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh gồm: Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
Nội dung chính của Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm:
a) Mục tiêu, định hướng;
b) Nội dung, giải pháp, biện pháp, lộ trình, nguồn lực thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
c) Xác định nội dung khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và địa phương.
2. Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là kế hoạch triển khai thực hiện chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, trong đó việc sử dụng vốn được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư và Luật đầu tư công.

Theo đó, nội dung chính của Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm:

- Mục tiêu, định hướng;

- Nội dung, giải pháp, biện pháp, lộ trình, nguồn lực thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Xác định nội dung khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và địa phương.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

582 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào