Việc quản lý nhà nước đối với hợp tác xã bao gồm những nội dung nào? Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với quản lý hợp tác xã được quy định thế nào?
Việc quản lý nhà nước đối với hợp tác xã bao gồm những nội dung nào?
Theo Điều 59 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về nội dung quản lý nhà nước như sau:
Nội dung quản lý nhà nước
1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan.
2. Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,
3. Tổ chức và hướng dẫn đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật
5. Hợp tác quốc tế về phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo đó, việc quản lý nhà nước đối với hợp tác xã bao gồm những nội dung được quy định tại Điều 59 nêu trên.
Trong đó có nội dung ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan.
Hợp tác xã (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với quản lý hợp tác xã được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 60 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật
5. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các tổ chức xã hội khác trong việc tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo quy định trên, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hợp tác xã.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Việc kế toán, kiểm toán hợp tác xã được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 193/2013/NĐ-CP về kế toán, kiểm toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Kế toán, kiểm toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thành viên là pháp nhân phải thực hiện kiểm toán bắt buộc.
3. Khuyến khích hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện kiểm toán nội bộ.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, hợp tác xã thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.