Việc quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thực hiện theo những quy định nào?
Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 79/2018/NĐ-CP giải thích như sau:
Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là công trình được xây dựng trên một địa điểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí, thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để cất giữ, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
...
Như vậy kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là công trình được xây dựng trên một địa điểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí, thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để cất giữ, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ (Hình từ Internet)
Việc quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thực hiện theo những quy định nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 79/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
1. Việc quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sau khi được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải quản lý, bảo quản tại kho, nơi cất giữ và làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký theo quy định; chỉ được sử dụng khi có giấy phép sử dụng hoặc giấy xác nhận đăng ký;
b) Kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải được bố trí địa điểm bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ; xây dựng phương án bảo vệ; có nội quy được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phê duyệt.
Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định; kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực an ninh do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được bảo quản trong kho, nơi cất giữ, phải sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng theo từng chủng loại, nhãn hiệu. Trường hợp vũ khí, công cụ hỗ trợ và đạn sử dụng cho các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ để cùng kho, nơi cất giữ phải sắp xếp độc lập; không để chung vật liệu nổ quân dụng với vũ khí, công cụ hỗ trợ trong cùng kho, nơi cất giữ.
...
Và căn cứ theo Điều 9 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:
Quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được quản lý, bảo quản theo đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.
2. Kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được bố trí, thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm môi trường theo quy định; có nội quy, phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy, kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và phương tiện bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Như vậy việc quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thực hiện theo những quy định trên.
Đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thì được quản lý và bảo quản theo những chế độ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 79/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
...
2. Chế độ quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
a) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải lập hồ sơ, sổ sách theo dõi; khi sử dụng phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho phép và ghi vào hồ sơ, sổ sách theo dõi; sau khi sử dụng phải bàn giao cho người được giao quản lý kho, nơi cất giữ để bảo dưỡng, bảo quản và ký nhận vào sổ theo dõi;
b) Hàng năm, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có kế hoạch tổ chức kiểm tra kỹ thuật, đánh giá chất lượng, phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng. Đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn khả năng sử dụng, hết hạn sử dụng phải báo cáo cơ quan trang bị, cấp giấy phép sử dụng giấy xác nhận đăng ký để thu hồi, thanh lý, tiêu hủy;
c) Định kỳ 06 tháng, 01 năm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp giấy phép sử dụng giấy xác nhận đăng ký về tình hình, kết quả công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ;
d) Trường hợp mất vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ hoặc xảy ra sự cố đối với kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải có văn bản báo cáo ngay cơ quan đã cấp giấy phép, giấy xác nhận để có biện pháp xử lý theo quy định;
đ) Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải thống kê, ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi việc cấp phát, tiếp nhận, thu hồi, điều chuyển, điều động, chuyển cấp, hư hỏng, mất, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, có biện pháp phòng chống han, gỉ, mối, mọt, ẩm, mốc, mất mát, cháy, nổ và các trường hợp nguy hiểm khác đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; thực hiện vệ sinh trong, ngoài kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Như vậy đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thì được quản lý và bảo quản theo những chế độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.