Việc phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như thế nào?

Em ơi cho chị hỏi: Vũ khí hủy diệt hàng loạt được hiểu như thế nào? Việc phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Thanh Hoa đến từ Đà Nẵng.

Vũ khí hủy diệt hàng loạt được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Vũ khí hủy diệt hàng loạt hay còn gọi là vũ khí hủy diệt lớn là các loại vũ khí được chế tạo, sản xuất có khả năng sát thương cao trên diện rộng, có khả năng hủy diệt, gây tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, môi trường sinh thái và gây hoảng loạn về tâm lý, tinh thần con người, bao gồm: vũ khí hạt nhân, vũ khí phóng xạ, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và các vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Theo đó, vũ khí hủy diệt hàng loạt hay còn gọi là vũ khí hủy diệt lớn là các loại vũ khí được chế tạo, sản xuất có khả năng sát thương cao trên diện rộng, có khả năng hủy diệt, gây tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, môi trường sinh thái và gây hoảng loạn về tâm lý, tinh thần con người.

Vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm: vũ khí hạt nhân, vũ khí phóng xạ, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và các vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Vũ khí hủy diệt hàng loạt

Vũ khí hủy diệt hàng loạt (Hình từ Internet)

Việc phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; kết hợp phòng, chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Việc phối hợp xử lý, giải quyết về công tác phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt phải thận trọng, tích cực, chủ động, kịp thời; đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng theo sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của Chính phủ; bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng thực thi pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức theo thẩm quyền đúng quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tài sản, quyền và lợi ích của bên thứ ba hợp pháp được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật; thiệt hại về tài sản và lợi ích của cá nhân, tổ chức do hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gây ra trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt phải được bồi thường theo quy định của pháp luật; các hành vi vi phạm về phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và tài sản liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt được xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như trên.

Các doanh nghiệp, tổ chức có được tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Chính sách phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
1. Nhà nước tạo điều kiện phát triển các sáng kiến nhằm ngăn chặn việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt và nghiêm trị mọi hành vi phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân trong quá trình tham gia phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; trong trường hợp bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân sẽ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt nếu bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Theo đó, Nhà nước nghiêm trị mọi hành vi phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chính vì vậy, các doanh nghiệp, tổ chức không được phép tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,294 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào