Việc phòng, chống mua bán người được lấy kinh phí từ đâu? Nạn nhân mua bán người thì có những quyền và nghĩa vụ ra sao?

Cho hỏi rằng việc phòng, chống mua bán người được lấy kinh phí từ đâu? Đồng thời thì nạn nhân mua bán người thì có những quyền và nghĩa vụ ra sao? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Thanh đến từ Đồng Nai.

Việc phòng, chống mua bán người được lấy kinh phí từ đâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người
1. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
3. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người.

Theo quy định trên nói rằng trong các chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người thì hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người.

Phòng chống mua bán người

Phòng, chống mua bán người (Hình từ Internet)

Nạn nhân mua bán người thì có những quyền và nghĩa vụ ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân
1. Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.
2. Được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ theo quy định của Luật này.
3. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc mua bán người.
...

Theo đó, quy định trên đã nói rằng quyền và nghĩa vụ của nạn nhân mua bán người bao gồm:

+ Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.

+ Được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ theo quy định của Luật này.

+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

+ Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc mua bán người.

Việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ để phòng, chống mua bán người ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:

Quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ
Các hoạt động hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hóa, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng phải được quản lý, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này để thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.

Dẫn chiếu đến khoản 1 đến khoản 5 Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
...

Theo đó, việc quản lý là để phòng chống các việc thông qua hoạt động kinh doanh dịch vụ để thực hiện hành vi mua bán người.

Quy định trên nói rằng các hoạt động hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động...dễ bị lợi dụng phải được quản lý, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ.

Nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này để thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

904 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào