Việc phổ biến giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng là thông qua các trang của cơ quan nào?
- Việc phổ biến giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng là thông qua các trang của cơ quan nào?
- Các trang thông tin điện tử để phổ biến giáo dục pháp luật có được hỗ trợ kinh phí hay không?
- Để phổ biến giáo dục pháp luật thì Nhà nước xây dựng mức chi cho các trang thông tin điện tử này ra sao?
Việc phổ biến giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng là thông qua các trang của cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử
1. Các thông tin pháp luật sau đây phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức;
b) Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan ban hành hoặc do cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành;
c) Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức;
d) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được công bố để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, khuyến khích các cơ quan, tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử các thông tin khác về hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, hỏi - đáp pháp luật cần thiết cho người dân.
Theo đó, có thể thấy rằng việc đăng các nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cũng sẽ được chọn lọc. Ở quy định trên thì yêu cầu rằng các thông tin pháp luật tại quy định trên phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử.
Bên cạnh đó, tại Điều 14 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 nêu rằng:
Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, báo của các cơ quan bảo vệ pháp luật, báo và đài phát thanh, đài truyền hình cấp tỉnh xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để phổ biến các quy định của pháp luật, tình hình thi hành pháp luật và các thông tin khác về pháp luật.
Ngoài ra, việc phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng là việc tuyên truyền trên các Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam...
Giáo dục pháp luật
Các trang thông tin điện tử để phổ biến giáo dục pháp luật có được hỗ trợ kinh phí hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:
Nội dung chi
...
6. Chi xây dựng, quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu về chuẩn tiếp cận pháp luật, cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia, trang thông tin điện tử về phổ biến, giáo dục pháp luật; thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hoá phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; cập nhật, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật mới cần phổ biến phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên thấy được rằng trong nội dung chi cho việc phổ biến giáo dục thì sẽ có khoản chi cho các trang thông tin điện tử về phổ biến, giáo dục pháp luật. Cho nên, các trang này sẽ được hỗ trợ chi trả kinh phí.
Để phổ biến giáo dục pháp luật thì Nhà nước xây dựng mức chi cho các trang thông tin điện tử này ra sao?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:
Mức chi
...
đ) Chi xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia, trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật; thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hoá phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử, website thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15/02/2012 của liên Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
e) Chi biên soạn, biên dịch tài liệu phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật và phục vụ công tác thông tin, truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm:
- Chi biên soạn đề cương (hoặc bài giảng) giới thiệu Luật, Pháp lệnh; thông cáo báo chí, sách, đặc san, tài liệu chuyên đề pháp luật, tài liệu tham khảo, hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật để phát hành hoặc đăng tải trên website, trang thông tin điện tử và biên soạn chương trình giáo dục pháp luật, sách, tài liệu tham khảo, hướng dẫn giáo dục pháp luật trong nhà trường, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp (theo mức đối với ngành đào tạo đại học, cao đẳng). Đối với sách, tài liệu hệ thống hóa các văn bản pháp luật thực hiện theo mức chi đối với ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp;
...
Theo đó, để phổ biến giáo dục pháp luật thì Nhà nước xây dựng mức chi cho các trang thông tin điện tử này theo quy định trên của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.