Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có cần phải thực hiện việc lập bản đồ phân vùng rủi ro hay không?
- Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có cần phải thực hiện việc lập bản đồ phân vùng rủi ro hay không?
- Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được chia thành bao nhiêu cấp? Việc phân cấp dựa trên những tiêu chí như thế nào?
- Kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thông qua phương thức nào? Ai là người quy định về kết quả đánh giá đó?
Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có cần phải thực hiện việc lập bản đồ phân vùng rủi ro hay không?
Hoạt động lập bản đồ để phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định tại Điều 48 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Quan trắc, điều tra, thu thập, cập nhật, theo dõi, giám sát, tổng hợp, xử lý thông tin, dữ liệu về môi trường biển và hải đảo;
b) Đánh giá rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
c) Xác định, lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển hướng dẫn, xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Theo quy định của pháp luật về phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo sẽ bao gồm các hoạt động như sau:
- Thực hiện các hoạt động như: quan trắc, điều tra, thu thập, cập nhật, theo dõi, giám sát, từ đó có những thông tin để tổng hợp và xử lý liên quan đến môi trường biển và hải đảo.
- Từ những hoạt động trên thực hiện việc đánh giá mức độ rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
- Qua việc đánh giá mức độ rủi ro ô nhiễm thì cần phải xác định, lập bản đồ để phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Như vậy, theo quy định về việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thì cần thực hiện việc xác định và lập bản đồ để phân vùng rủi ro.
Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có cần phải thực hiện việc lập bản đồ phân vùng rủi ro hay không? (Hình từ internet).
Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được chia thành bao nhiêu cấp? Việc phân cấp dựa trên những tiêu chí như thế nào?
Việc phân chia cấp độ rủi ro ô nhiễm môi trường và tác dụng của việc phân cấp được quy định tại Điều 49 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
...
2. Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp sau đây:
a) Vùng rủi ro ô nhiễm thấp;
b) Vùng rủi ro ô nhiễm trung bình;
c) Vùng rủi ro ô nhiễm cao;
d) Vùng rủi ro ô nhiễm rất cao.
3. Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm:
a) Mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
b) Phạm vi ảnh hưởng;
c) Mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về cấp độ rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo sẽ được chia thành 4 vùng như sau:
- Vùng rủi ro ô nhiễm thấp;
- Vùng rủi ro ô nhiễm trung bình;
- Vùng rủi ro ô nhiễm cao;
- Vùng rủi ro ô nhiễm rất cao;
Để có thể phân cấp các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo sẽ dựa vào những tiêu chí như sau:
- Mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường;
- Phạm vi ảnh hưởng;
- Mức độ nhạy cảm của môi trường;
- Khả năng gây thiệt hại đến các vấn đề sau:
+ Sức khỏe con người;
+ Các hệ sinh thái biển, hải đảo;
+ Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo.
Kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thông qua phương thức nào? Ai là người quy định về kết quả đánh giá đó?
Phương thức đánh giá kết quả và người có thẩm quyền đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định tại Điều 50 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được đánh giá thông qua bộ chỉ số.
...
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo sẽ được đánh giá thông qua bộ chỉ số. Tùy thuộc vào số điểm được đánh giá mà phân loại mức độ của các vùng rủi ro ô nhiễm khác nhau.
Người có thẩm quyền quy định các chi tiết về bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả của hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.