Việc phân công đơn vị chủ trì thực hiện tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định thế nào?
Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH quy định về yêu cầu tự đánh giá chất lượng như sau:
Yêu cầu tự đánh giá chất lượng
1. Đảm bảo đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo tại tất cả phân hiệu, chi nhánh.
2. Có sự tham gia của tất cả đơn vị, cá nhân có liên quan của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Đánh giá theo hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hiện hành và các hướng dẫn có liên quan.
4. Đảm bảo trung thực, khách quan, đầy đủ minh chứng hợp lệ để chứng minh cho nhận định trong tự đánh giá chất lượng.
5. Kết quả tự đánh giá chất lượng phải được công khai trong nội bộ cơ sở giáo dục nghề nghiệp, được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và được lưu trữ cùng toàn bộ minh chứng, tài liệu liên quan.
Theo đó, tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại Điều 14 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu đảm bảo đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo tại tất cả phân hiệu, chi nhánh.
Việc phân công đơn vị chủ trì thực hiện tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Việc phân công đơn vị chủ trì thực hiện tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH quy định về thực hiện tự đánh giá chất lượng như sau:
Thực hiện tự đánh giá chất lượng
1. Phân công đơn vị chủ trì thực hiện tự đánh giá chất lượng:
a) Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Đối với trường cao đẳng, trường trung cấp, đơn vị chủ trì là đơn vị phụ trách. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là phòng có chức năng quản lý đào tạo;
b) Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo: đơn vị phụ trách triển khai chương trình đào tạo hoặc đơn vị chủ trì tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
...
Theo quy định trên, việc phân công đơn vị chủ trì thực hiện tự đánh giá chất lượng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp, đơn vị chủ trì là đơn vị phụ trách.
Và đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là phòng có chức năng quản lý đào tạo.
Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH về các nội dung tự đánh giá chất lượng như sau:
Thực hiện tự đánh giá chất lượng
...
2. Các nội dung tự đánh giá chất lượng, bao gồm:
a) Lập kế hoạch tự đánh giá chất lượng trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt;
b) Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng, đánh giá mức độ đạt được theo quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các hướng dẫn có liên quan của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
c) Tổng hợp và viết báo cáo tự đánh giá chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03, Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổng hợp và hoàn thiện báo cáo gửi Hội đồng tự đánh giá chất lượng.
Như vậy, tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những nội dung sau:
+ Lập kế hoạch tự đánh giá chất lượng trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
+ Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng, đánh giá mức độ đạt được theo quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các hướng dẫn có liên quan của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
+ Tổng hợp và viết báo cáo tự đánh giá chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03, Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổng hợp và hoàn thiện báo cáo gửi Hội đồng tự đánh giá chất lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.