Việc nâng cấp tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm cần đáp ứng các yêu cầu chung nào? Ray sử dụng cho kiến trúc tầng trên được quy định ra sao?

Việc nâng cấp tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm cần đáp ứng các yêu cầu chung nào? Ray sử dụng cho kiến trúc tầng trên được quy định ra sao? Yêu cầu chung đối với nền đường khi thực hiện nâng cấp đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm? câu hỏi của anh N (Hà Nội).

Việc nâng cấp tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm cần đáp ứng các yêu cầu chung nào?

Việc nâng cấp tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm cần đáp ứng các yêu cầu chung nêu tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến, cụ thể như sau:

4 Những quy định chung
4.1 Khi thiết kế khôi phục hay cải tạo đường sắt hiện có cần phân tích so sánh để tận dụng tối đa những vật tư, thiết bị cũ còn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật để tiết kiệm chi phí đầu tư.
4.2 Các yếu tố cơ bản sau đây của đường sắt phải xét đến sự phát triển tương lai của tuyến đường và phải kết hợp với tính toán, so sánh kinh tế kỹ thuật để lựa chọn ở giai đoạn lập dự án nghiên cứu khả thi, đồng thời phải phù hợp với loại hình phương tiện trang thiết bị kỹ thuật của mạng lưới đường sắt hiện có:
- Hướng chính của tuyến đường;
- Độ dốc hạn chế;
- Loại đầu máy;
- Đường quay vòng đầu máy;
- Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất;
- Phương thức đóng đường và thông tin tín hiệu chạy tàu.
4.3 Hạng mục công trình kết cấu hạ tầng dưới đây phải căn cứ theo cấp đường và các yếu tố khác để xác định theo quy định trong tiêu chuẩn này:
- Bề rộng và cao độ nền đường;
- Tải trọng thiết kế của cầu cống, tĩnh không dưới cầu và cao độ mực nước theo tần suất lũ thiết kế;
- Chiều dài các đường cong hoãn hòa, bán kính đường cong đứng và chiều dài đoạn dốc;
- Chiều dài khu gian với việc phân bổ ga và chiều dài dùng được đường đón gửi tầu hàng của ga.
4.4 Hạng mục công trình chủ yếu tại các ga dưới đây phải xác định theo tính chất và khối lượng vận doanh:
- Vị trí lý trình, mặt bằng đường ga, deport, quy mô, đầu máy, toa xe, khu chỉnh bị kỹ thuật đoàn tầu khách tại các ga lập tầu khách, ga khu đoạn;
- Quy mô nhà ga hành khách với các công trình cố định như nhà ga, phòng đợi tầu, ke hành khách...;
- Thiết bị nguồn nước cấp cho đoàn tầu khách.
4.5 Khi thiết kế tuyến đường sắt mới cần lựa chọn tải trọng phù hợp để tính toán đảm bảo tiêu chí kinh tế, kỹ thuật.

Như vậy, việc nâng cấp tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm cần đáp ứng các yêu cầu chung trên.

Việc nâng cấp đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm cần đáp ứng các yêu cầu chung nào? Ray sử dụng cho kiến trúc tầng trên được quy định ra sao?

Việc nâng cấp đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm cần đáp ứng các yêu cầu chung nào? Ray sử dụng cho kiến trúc tầng trên được quy định ra sao? (hình từ internet)

Yêu cầu chung đối với nền đường khi thực hiện nâng cấp tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm?

Yêu cầu chung đối với nền đường khi thực hiện nâng cấp tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm được nêu tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến, cụ thể như sau:

- Nền đường phải đảm bảo độ bền chặt và độ ổn định dài lâu trong mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm và nước ngầm. Có thể chống lại được tác dụng phá hoại của các nhân tố thiên nhiên, để bảo đảm sự ổn định cho kiến trúc tầng trên của tuyến đường.

- Nền đường đắp cũng như đào phải đảm bảo cường độ, độ chặt và các yêu cầu kỹ thuật khác theo quy định.

- Nền đường trong các trường hợp dưới đây phải thiết kế theo tính toán nền đường đặc biệt.

+ Nền đắp và đào có chiều cao vượt quy định trong bảng 18 và 19.

+ Nền đường đắp trên sườn đất dốc tự nhiên lớn hơn 1:3.

+ Nền đường đắp trên vùng đất mềm yếu.

++ Nền đường đắp suốt năm ngâm nước, và nền đường đắp ngập nước theo mùa.

++ Nền đường ở đoạn địa chất xấu hoặc phức tạp như: Dốc trượt, sụt, đá đổ, đá trôi, bùn chảy, bãi cát, đất kiềm, đất bùn, castơ và hang hố nhân tạo...

++ Nền đường thi công bằng bộc phá lớn và máy thủy lực.

Ray sử dụng cho kiến trúc tầng trên ở đường chính của tuyến đường sắt đô thị phải lựa chọn căn cứ vào đâu?

Ray sử dụng cho kiến trúc tầng trên ở đường chính của tuyến đường sắt đô thị được quy định tại tiết 7.2.1.1 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến, cụ thể như sau:

7.2 KTTT của đường sắt trên khu gian
7.2.1 Ray và phụ kiện nối ray
7.2.1.1 Ray
a) Ray sử dụng cho kiến trúc tầng trên ở đường chính phải lựa chọn căn cứ quy định trong bảng 21.
b) Ray ở đường không mối nối, nên dùng ray từ 50 kg/m trở lên, độ dài ray tiêu chuẩn thường là 100 m, 50 m hoặc 25 m, nên ưu tiên dùng ray dài 100 m, độ dài của đoạn ray không mối nối nên từ 250 m đến 500 m.
c) Ray ghi đặt ở đường chính và ray của khe co dãn phải cùng loại với ray ở đường chính, cấp cường độ và chất lượng thép không thấp hơn ray ở chính tuyến, ray lưỡi ghi nên dùng ray có mặt cắt đặc chủng.
d) Ở đoạn đường xây dựng mới, cũng như cải tạo đường cũ có bán kính đường cong nhỏ hơn hoặc bằng 500 m thì cần dùng ray nhiệt luyện (tôi) toàn bộ chiều dài nấm hoặc dùng ray cường độ cao. Đoạn đường cong ở tuyến đặt ray không mối nối nên dùng ray nhiệt luyện (tôi) toàn bộ chiều dài nấm.
e) Ray ở đường chính có khe hở nên dùng ray có độ dài tiêu chuẩn 25 m.
f) Ray trong một khu gian phải cùng loại (trọng lượng, chiều dài), trường hợp khó khăn phải dùng ray có trọng lượng lớn hơn một cấp nhưng không được đặt ít hơn ba (03) cầu ray 12,5 m hoặc 25 m.
g) Khi sử dụng hai loại ray hoặc ray cũ phải dùng lập lách đặc biệt đảm bảo chênh lệch má trong (cạnh làm việc của ray) và chênh lệch mặt lăn giữa hai nấm ray chỗ đầu mối nối không được quá 1 mm.
h) Trên đường cong có bán kính nhỏ hơn hoặc bằng 200 m, ray phía lưng cần sử dụng ray chống mòn, trường hợp dùng ray thường (nhiệt luyện hai đầu) có thể đặt thêm ray thứ ba phía ray bụng để chống mòn cho ray lưng.
i) Tại phía bụng đường cong hoặc các vị trí đặc biệt như đầu ghi, cuối ghi, cuối đường cong đặt mối so le, sử dụng ray ngắn tiêu chuẩn do nhà máy chế tạo đã được nhiệt luyện hai đầu. Trường hợp không có ray ngắn tiêu chuẩn, có thể sử dụng ray cưa cắt tại chỗ, nhưng phải có kế hoạch thay thế ngay bằng ray ngắn tiêu chuẩn đã được nhiệt luyện hai đầu đến độ cứng quy định.
j) Trường hợp đặc biệt khó khăn phải dùng ray ngắn hơn thì chiều dài ray lớn hơn hoặc bằng 6,25 m khi đặt trên đường chính và lớn hơn hoặc bằng 4,5 m khi đặt trên đường ga, nhưng hạn chế đặt hai cầu ray ngắn liên tiếp, các đầu ray phải xử lý nhiệt đảm bảo độ cứng theo tiêu chuẩn; trên đường ngang dài phải hàn liền mối ray hoặc dồn ray để làm cháy mối khi chưa hàn được.
k) Ray chống trật bánh và ray hộ bánh:

Như vậy, ray sử dụng cho kiến trúc tầng trên ở đường chính của tuyến đường sắt đô thị phải lựa chọn căn cứ vào:

- Tổng khối lượng thông qua năm;

- Tốc độ thiết kế chạy tầu khách lớn nhất Vmax;

- Loại ray.

Lưu ý: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm áp dụng với tuyến đường sắt có tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 120 km/h (bao gồm: mặt bằng, mặt cắt dọc, nền đường, kiến trúc tầng trên đường sắt, đường lánh nạn và giao cắt giữa đường sắt với đường bộ) thuộc đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,527 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào