Việc lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu một cửa quốc gia hiện nay được quy định như thế nào?

Việc lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu một cửa quốc gia được quy định như thế nào? Bộ Tài chính và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm ra sao trong việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia? Câu hỏi của anh An (Hà Nội).

Việc lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu một cửa quốc gia được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu
1. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia chịu trách nhiệm lưu trữ, sao lưu, đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu của các giao dịch được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia; áp dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cần thiết để bảo mật thông tin, dữ liệu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, bảo đảm sự chia sẻ thông tin, dữ liệu chính xác, kịp thời, hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
2. Các cơ quan xử lý có trách nhiệm lưu trữ bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu đã gửi đến Cổng thông tin một cửa quốc gia tại các hệ thống xử lý chuyên ngành.
3. Người khai chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin dữ liệu đã cung cấp đến Cổng thông tin một cửa quốc gia phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành.
4. Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu phải đảm bảo về sự thông suốt, toàn vẹn và an toàn của thông tin, dữ liệu được truyền nhận thông qua dịch vụ truyền nhận do tổ chức cung cấp.
5. Cơ quan quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đảm bảo Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành đáp ứng các quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và các quy định của pháp luật về an ninh, an toàn thông tin.

Theo đó, việc lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu một cửa quốc gia được thực hiện như sau:

- Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia chịu trách nhiệm:

+ Lưu trữ, sao lưu, đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu của các giao dịch được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;

+ Áp dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cần thiết để bảo mật thông tin, dữ liệu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, bảo đảm sự chia sẻ thông tin, dữ liệu chính xác, kịp thời, hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

- Các cơ quan xử lý có trách nhiệm lưu trữ bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu đã gửi đến Cổng thông tin một cửa quốc gia tại các hệ thống xử lý chuyên ngành.

- Người khai chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin dữ liệu đã cung cấp đến Cổng thông tin một cửa quốc gia phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành.

- Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu phải đảm bảo về sự thông suốt, toàn vẹn và an toàn của thông tin, dữ liệu được truyền nhận thông qua dịch vụ truyền nhận do tổ chức cung cấp.

- Cơ quan quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đảm bảo Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành đáp ứng các quy định tại Nghị định 85/2016/NĐ-CP.

Lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu

Lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu (hình từ Internet)

Bộ Tài chính có trách nhiệm ra sao trong việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia?

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia như sau:

- Công bố Danh mục thủ tục hành chính và thời điểm thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

- Thống nhất mô hình hệ thống kết nối và trao đổi thông tin, yêu cầu về phương thức kết nối, tiêu chuẩn kỹ thuật và chỉ tiêu thông tin phục vụ triển khai cơ chế một cửa quốc gia;

- Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành, lưu trữ thông tin dữ liệu và xử lý sự cố của Cổng thông tin một cửa quốc gia;

- Công bố thông tin, định dạng biểu mẫu các chứng từ điện tử.

Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan trong việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia được quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan như sau:

- Phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan triển khai các nội dung theo quy định;

- Rà soát thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý để quy định cách thức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia phù hợp với Nghị định 85/2019/NĐ-CP và thực hiện việc công bố thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

- Quản lý các giao dịch điện tử liên quan đến xử lý thủ tục hành chính của bộ, ngành mình;

- Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành, lưu trữ thông tin dữ liệu và xử lý sự cố hệ thống xử lý chuyên ngành của bộ, ngành mình;

- Quy định thông tin, định dạng biểu mẫu các chứng từ điện tử thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình theo yêu cầu của pháp luật chuyên ngành và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,322 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào