Việc lấy mẫu thuốc lá điếu để thử nghiệm ở một thời điểm nhất định tại điểm bán hàng được thực hiện theo quy trình nào?

Theo tôi tìm hiểu và được biết, hoạt động lấy mẫu thuốc lá điếu có thể thực hiện theo nhiều phương pháp. Vậy cho tôi hỏi, để thực hiện lấy mẫu thuốc lá điếu tại một thời điểm nhất định ở địa điểm bán được tiến hành theo quy trình nào? Địa điểm bán trong quy định trên là ở đâu? Phương thức lấy mẫu tại một thời điểm có ưu điểm gì?

Địa điểm bán thuốc lá điếu có thể tiến hành lấy mẫu gồm những địa điểm nào?

Căn cứ tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6684:2008 (ISO 8243 : 2006) về Thuốc lá điếu - Lấy mẫu, địa điểm bán được quy định như sau:

"3.4. Địa điểm bán (place of purchase)
Thị trấn, xã hoặc quận, huyện nằm trong khu vực hoặc một phần của khu vực có sẵn thuốc lá lấy mẫu.
CHÚ THÍCH: Các ví dụ của ranh giới là tỉnh, địa phương, khu vực bầu cử, vùng theo mã bưu điện hoặc bất kỳ đường ranh giới nào phù hợp với vùng địa lý, hoặc các trường hợp khác."

Như vậy, có thể tiến hành lấy mẫu thuốc lá điếu để thử nghiệm tại các địa điểm bán thuộc phạm vi thị trấn, xã hoặc quận, huyện nằm trong khu vực hoặc một phần của khu vực có sẵn thuốc lá lấy mẫu.

Lấy mẫu thuốc lá điếu

Lấy mẫu thuốc lá điếu

Ưu điểm của phương thức lấy mẫu thuốc lá điếu tại một thời điểm là gì?

Theo quy định tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6684:2008 (ISO 8243 : 2006) về Thuốc lá điếu - Lấy mẫu:

"1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định hai phương pháp lấy mẫu thuốc lá điếu đại diện của một số lượng thuốc lá điếu sản xuất để bán. Các qui trình khác nhau được qui định (xem Bảng 1) tùy theo việc lấy mẫu được thực hiện ở điểm bán hàng, hay ở nhà máy.
a) Việc lấy mẫu “tại một thời điểm” cho biết việc đánh giá tức thời về các đặc tính đã chọn của thuốc lá điếu. Việc lấy mẫu được tiến hành trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt.
b) Việc “lấy mẫu theo giai đoạn” cho biết việc đánh giá các đặc tính của thuốc lá điếu. Phương pháp này có thể xem xét những mục đích thực tế khi một loạt mẫu được lấy “tại một thời điểm”

Theo đó, việc lấy mẫu “tại một thời điểm” cho biết việc đánh giá tức thời về các đặc tính đã chọn của thuốc lá điếu.

Quy trình lấy mẫu thuốc lá điếu tại điểm bán hàng ở một thời điểm nhất định được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6684:2008 (ISO 8243 : 2006) về Thuốc lá điếu - Lấy mẫu, quy trình lấy mẫu tại điểm bán với phương thức lấy mẫu tại một thời điểm được thực hiện như sau:

"4.1. Qui trình lấy mẫu tại điểm bán
4.1.1. Chọn số lượng và các điểm lấy mẫu
Số lượng các đơn vị thuốc lá bán ra và số lượng các địa điểm bán được lấy một cách ngẫu nhiên, được xác định bằng số lượng vùng mà thuốc lá điếu bán. Chọn số lượng phù hợp theo Bảng 2

Nếu không thể sử dụng qui trình trong Bảng 1, thì có thể sử dụng cách khác và ghi lại trong báo cáo lấy mẫu. Điều này có thể không phụ thuộc vào số lượng khu vực bán, và không lấy mẫu ngẫu nhiên, nhưng kết quả thống kê cho thấy đã lấy được mẫu đại diện. Khi được sử dụng, thì phải thu được tổng số ít nhất 40 đơn vị thuốc lá bán ra, nếu có thể.
CHÚ THÍCH: Bảng 2 có thể áp dụng để lấy mẫu 800 điếu thuốc lá. Nếu có nhiều hơn một phép thử phòng thử nghiệm thì số lượng các đơn vị thuốc lá bán ra cần được tăng lên cho phù hợp. Phải đảm bảo mỗi mẫu phòng thử nghiệm đại diện cho mật độ, ví dụ: nếu lấy mẫu nhiều hơn một tút thuốc thì phải chia nhỏ mẫu phòng thử nghiệm.
Khi các đơn vị thuốc lá bán ra không bao gồm một phần bao 20 điếu, thì số lượng các đơn vị bán được lấy mẫu phải được điều chỉnh để có đủ số lượng điếu yêu cầu. Chú ý trong trường hợp số lượng phòng thử nghiệm tham gia nhiều hơn thì phải cho hệ số phù hợp với mỗi phòng thử nghiệm có mẫu tương đương.
Phải thu được các đơn vị thuốc lá bán ra từ các điểm lấy mẫu phân phối qua điểm bán.
Việc chọn các điểm lấy mẫu phải phản ánh được kiểu phân bố bán lẻ thuốc lá điếu, khi có thể. Điều này thường được thực hiện ở một số điểm lấy mẫu đối với từng mẫu kết hợp.
Mỗi loại điểm lấy mẫu được lấy ngẫu nhiên thông qua điểm bán và tổng số mẫu ban đầu đảm bảo sự cân đối định trước của mẫu tổng thể.
Việc lấy mẫu chỉ được tiến hành tại điểm khác, nếu thực hiện hai lần lấy mẫu thử không thành công tại những điểm lấy mẫu qui định.
4.1.2. Thiết lập mẫu phòng thử nghiệm
4.1.2.1. Từ mỗi đơn vị bán ra lấy các điếu thuốc lá với tỷ lệ bằng nhau cho các mẫu phòng thử nghiệm (xem Bảng 2)
4.1.2.2. Nếu cần phải xác định một số phép thử riêng rẽ trên cùng một loại thuốc lá điếu, thì từ mỗi điểm lấy mẫu phải lấy đủ số lượng đơn vị thuốc lá bán ra. Nếu có một vài phòng thử nghiệm cùng tiến hành thử nghiệm thì mỗi một phòng phải nhận được một lượng mẫu như nhau từ mỗi điểm lấy mẫu.
4.1.2.3. Phải ghi nhận trên mỗi mẫu phòng thử nghiệm với mọi thông tin của nhà sản xuất hoặc bao gói có liên quan đến việc sử dụng dữ liệu của phần mẫu thử như sau
a) tên thuốc lá điếu và các đặc tính của chúng;
b) ngày lấy mẫu;
c) địa điểm bán.
d) loại điểm lấy mẫu (nếu xác định);
e) điểm lấy mẫu (địa chỉ đại lý bán lẻ);
f) nơi gửi đến (nghĩa là phòng thí nghiệm dự định thử nghiệm);
g) dấu hiệu trên tem, biểu tượng (nếu có).
h) hàm lượng thành phần khói được in trên bao thuốc (nếu có);
4.1.2.4. Phải tiến hành lấy mẫu trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt nhưng không quá 14 ngày
4.1.2.5. Bao gói tất cả các mẫu thật cẩn thận để tránh hư hỏng (ví dụ, hư hỏng do cơ học, do thay đổi lớn về độ ẩm, nhiệt độ) và gửi chúng đến từng phòng thử nghiệm bằng phương tiện nhanh nhất.
4.1.2.6. Phải gửi đến mỗi phòng thử nghiệm trong từng gói riêng kèm theo danh sách các mẫu gửi trong ngày.
4.1.3. Thiết lập mẫu thử nghiệm
4.13.1. Có một số phương pháp xác định [ví dụ trong TCVN 6680 (ISO 4387) xác định số lần hút kép và kênh hút)] được tiến hành ở mỗi phòng thử nghiệm và mẫu thử được chia thành các phần mẫu thử, mỗi phần mẫu thử dùng cho một phép xác định.
4.1.3.2. Trước tiên, nhận biết mẫu con ban đầu trong mẫu phòng thử nghiệm. Sau đó chúng được kiểm tra và nếu phát hiện một vài dấu hiệu lạ (ví dụ: các điếu thuốc và bao gói có sự khác nhau nhìn thấy rõ), thì chúng được để riêng sao cho có thể thực hiện các thử nghiệm riêng rẽ trên từng mẫu.
4.1.3.3. Từ mẫu phòng thử nghiệm, các điếu thuốc lá được lấy ngẫu nhiên từ mỗi mẫu con ban đầu tạo thành mẫu phòng thử nghiệm để đảm bảo rằng các điếu thuốc lá đại diện cho mỗi mẫu con ban đầu.
4.1.3.4. Từ mỗi mẫu con ban đầu lấy một lượng điếu bằng nhau để tạo thành một phần mẫu thử dùng cho một phép xác định
4.1.3.5. Phải dán nhãn lên từng phần mẫu thử để biết chúng đại diện cho mẫu con ban đầu nào.
CHÚ THÍCH: Thông tin này có thể cần đến cho phép phân tích thống kê sau này. Nếu cần biết đến tính biến thiên của mẫu thử thì xem điều 6.
4.1.3.6. Mỗi phòng thử nghiệm nên sắp xếp công việc của mình như mô tả trong 4.1.3.1 đến 4.1.3.5."


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,162 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào