Việc lấy mẫu chè hòa tan dạng rắn phải do đối tượng nào thực hiện? Khi lấy mẫu chè hòa tan dạng rắn ở điểm sản xuất phải sử dụng phương pháp nào?
Việc lấy mẫu chè hòa tan dạng rắn phải do đối tượng nào thực hiện?
Việc lấy mẫu chè hòa tan dạng rắn được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9743:2013 (ISO 7516:1984) về Chè hòa tan dạng rắn - Lấy mẫu như sau:
Quy định chung về lấy mẫu
3.1. Việc lấy mẫu phải do người được bên mua và/hoặc bán chỉ định thực hiện, tốt nhất là với sự có mặt của người mua (hoặc đại diện của người mua) và người bán (hoặc đại diện của người bán).
3.2. Việc lấy mẫu phải được tiến hành ở nơi có mái che, sao cho các mẫu chè hòa tan, dụng cụ lấy mẫu và bao bì đựng mẫu được bảo vệ tránh sự nhiễm bẩn ngẫu nhiên và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến mẫu, ví dụ: độ ẩm, bụi, v.v…
Đặc biệt cần chú ý để đảm bảo rằng dụng cụ lấy mẫu sạch, khô, không gây mùi khó chịu hoặc làm nhiễm bẩn mẫu.
3.3. Việc xử lý mẫu (ví dụ: gộp các mẫu ban đầu thành mẫu chung, bao gói mẫu) phải được thực hiện cẩn thận để tránh làm thay đổi các đặc tính ban đầu của chè hòa tan.
3.4. Nếu các mẫu ban đầu cho thấy rõ rằng lô hàng không phù hợp với với định nghĩa của “lô hàng” (xem 2.2) thì không tiếp tục lấy mẫu và cần phản hồi với người yêu cầu lấy mẫu.
Như vậy, theo quy định, việc lấy mẫu chè hòa tan dạng rắn phải do người được bên mua và/hoặc bán chỉ định thực hiện, tốt nhất là với sự có mặt của người mua (hoặc đại diện của người mua) và người bán (hoặc đại diện của người bán).
Lưu ý: Việc lấy mẫu phải được tiến hành ở nơi có mái che, sao cho các mẫu chè hòa tan, dụng cụ lấy mẫu và bao bì đựng mẫu được bảo vệ tránh sự nhiễm bẩn ngẫu nhiên và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến mẫu, ví dụ: độ ẩm, bụi, v.v…
Đặc biệt cần chú ý để đảm bảo rằng dụng cụ lấy mẫu sạch, khô, không gây mùi khó chịu hoặc làm nhiễm bẩn mẫu.
Việc lấy mẫu chè hòa tan dạng rắn phải do đối tượng nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Khi lấy mẫu chè hòa tan dạng rắn ở điểm sản xuất phải sử dụng phương pháp nào?
Phương pháp lấy mẫu chè hòa tan dạng rắn ở điểm sản xuất được quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9743:2013 (ISO 7516:1984) về Chè hòa tan dạng rắn - Lấy mẫu như sau:
Lấy mẫu từ các bao bì trực tiếp
...
4.3. Mẫu ban đầu
4.3.1. Yêu cầu chung
Phương pháp lấy mẫu ban đầu tùy thuộc vào điểm sản xuất và chuỗi phân phối nơi mà mẫu được lấy và có thể còn phụ thuộc vào phương pháp phân tích mẫu.
Khi lấy mẫu ở điểm sản xuất, phải sử dụng phương pháp A (xem 4.3.2). Mẫu thu được có thể đúng cho mọi phép xác định.
Khi lấy mẫu ở điểm bất kỳ sau sản xuất, với điều kiện là chè hòa tan không đóng thành các gói bán lẻ thì:
- sử dụng phương pháp B (xem 4.3.3) để lấy mẫu xác định mật độ khối, tốc độ chảy và cỡ hạt. Các mẫu này không dùng để xác định độ ẩm nhưng có thể được dùng cho tất cả những phép xác định khác;
- sử dụng phương pháp C (xem 4.3.4) để lấy mẫu xác định độ ẩm. Các mẫu này không dùng để xác định mật độ khối, tốc độ chảy và cỡ hạt nhưng có thể dùng cho tất cả những phép xác định khác.
Khi lấy mẫu các bao gói bán lẻ thì sử dụng phương pháp D (xem 4.3.5) để lấy mẫu. Các mẫu thu được có thể dùng cho mọi phép xác định.
4.3.2. Phương pháp A
4.3.2.1. Thiết bị, dụng cụ
Yêu cầu sử dụng các dụng cụ sau đây:
- thìa xúc bột;
- túi polyetylen (đủ rộng để đựng tất cả các mẫu ban đầu).
4.3.2.2. Cách tiến hành
Dùng thìa để lấy mẫu ban đầu từ từng bao bì trực tiếp (trong lô hàng) khi được rót đầy hoặc khi đã đổ đầy nhưng chưa được làm kín. Cho các mẫu ban đầu vào túi polyetylen.
Giảm thiểu nguy cơ bị hút ẩm hoặc thất thoát ẩm bằng cách giữ gìn kín túi polyetylen đựng các mẫu ban đầu, để hạn chế không khí bên trong càng ít càng tốt, trừ khi cho thêm mẫu vào.
Gộp các mẫu ban đầu để thu lấy mẫu chung (xem 4.4).
...
Như vậy, theo quy định, khi lấy mẫu chè hòa tan dạng rắn ở điểm sản xuất phải sử dụng phương pháp A.
Cách tiến hành:
- Dùng thìa để lấy mẫu ban đầu từ từng bao bì trực tiếp (trong lô hàng) khi được rót đầy hoặc khi đã đổ đầy nhưng chưa được làm kín. Cho các mẫu ban đầu vào túi polyetylen.
Giảm thiểu nguy cơ bị hút ẩm hoặc thất thoát ẩm bằng cách giữ gìn kín túi polyetylen đựng các mẫu ban đầu, để hạn chế không khí bên trong càng ít càng tốt, trừ khi cho thêm mẫu vào.
- Gộp các mẫu ban đầu để thu lấy mẫu chung .
Báo cáo lấy mẫu chè hòa tan dạng rắn phải bao gồm những chi tiết nào?
Theo quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9743:2013 (ISO 7516:1984) về Chè hòa tan dạng rắn - Lấy mẫu thì khi chuẩn bị báo cáo lấy mẫu chè hòa tan dạng rắn nên chú ý đến những điểm bất thường bên ngoài bao bì hoặc sản phẩm và mọi tình huống có thể ảnh hưởng đến việc lấy mẫu.
Báo cáo lấy mẫu phải bao gồm các chi tiết sau đây:
- Địa điểm lấy mẫu;
- Ngày lấy mẫu;
- Thời gian lấy mẫu và thời gian làm kín túi đựng mẫu;
- Tên và mô tả người lấy mẫu và người làm chứng;
- Nêu rõ phương pháp đã sử dụng (A, B, C hoặc D) và mô tả sự cải tiến về kỹ thuật; cùng với những lưu ý về bất kỳ hạn chế nào không được thực hiện với mẫu liên quan đến phép xác định;
- Bản chất và số lượng các đơn vị tạo thành lô hàng, viện dẫn các tài liệu có liên quan và các chi tiết về ghi nhãn;
- Bố lượng các mẫu và việc nhận biết chúng (nhãn, số mẻ, v.v…);
- Nơi nhận mẫu;
- Điều kiện bao gói và môi trường xung quanh;
- Trong quá trình lấy mẫu tại nhà máy có điều hòa không khí hay không và điều kiện không khí trong quá trình lấy mẫu, kể cả độ ẩm không khí tương đối, nếu cần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.