Việc lập dự toán kinh phí bồi thường Nhà nước và quyết toán kinh phí bồi thường được quy định như thế nào?
Kinh phí bồi thường Nhà nước bao gồm những khoản chi phí nào?
Căn cứ Điều 60 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về kinh phí bồi thường như sau:
Kinh phí bồi thường
1. Nhà nước có trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Kinh phí bồi thường bao gồm:
a) Tiền chi trả cho người bị thiệt hại;
b) Chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại.
2. Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách trung ương.
3. Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh.
4. Bộ Tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm cấp phát kịp thời và đầy đủ kinh phí bồi thường.
Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Kinh phí bồi thường bao gồm tiền chi trả cho người bị thiệt hại và chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại.
Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách trung ương.
Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh.
Dự toán kinh phí bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Việc lập dự toán kinh phí bồi thường Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 61 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về lập dự toán kinh phí bồi thường như sau:
Lập dự toán kinh phí bồi thường
1. Hằng năm, căn cứ thực tế số tiền bồi thường, chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại đã cấp phát của năm trước, Bộ Tài chính lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Hằng năm, căn cứ thực tế số tiền bồi thường, chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại đã cấp phát của năm trước, Sở Tài chính lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, hằng năm, căn cứ thực tế số tiền bồi thường, chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại đã cấp phát của năm trước, Bộ Tài chính lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương.
Việc lập dự toán kinh phí bồi thường này sẽ được báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Và hằng năm, căn cứ thực tế số tiền bồi thường, chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại đã cấp phát của năm trước, Sở Tài chính lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương.
Và dự toán kinh phí bồi thường này sẽ được báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Việc quyết toán kinh phí bồi thường Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 63 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về quyết toán kinh phí bồi thường như sau:
Quyết toán kinh phí bồi thường
1. Sau khi chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm gửi giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc chi trả tiền bồi thường cho cơ quan tài chính đã cấp phát kinh phí để quyết toán theo quy định của pháp luật.
2. Kết thúc năm ngân sách, Bộ Tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm quyết toán kinh phí bồi thường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, sau khi chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm gửi giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc chi trả tiền bồi thường cho cơ quan tài chính đã cấp phát kinh phí để quyết toán theo quy định.
Kết thúc năm ngân sách, Bộ Tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm quyết toán kinh phí bồi thường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.