Việc lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt quy định thế nào? Quy trình vận hành máy bơm và động cơ thuộc hệ thống tưới nhỏ giọt?

Việc lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt quy định thế nào? Quy trình vận hành máy bơm và động cơ thuộc hệ thống tưới nhỏ giọt? Những hỏng hóc thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục đối với hệ thống tưới nhỏ giọt? câu hỏi của anh N (Hà Nội).

Việc lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt được quy định thế nào?

Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9169:2012 về Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Quy trình tưới nhỏ giọt quy định như sau:

3. Quy trình tưới
3.1 Quy trình lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt
Thiết bị hệ thống yêu cầu thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, do vậy quy trình lắp đặt đều phải tuân theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
- Cụm đầu mối: Máy bơm, bình trộn phân, bộ lọc, van áp lực, đồng hồ lưu lượng, đồng hồ áp lực, van xả khí.
- Hệ thống dẫn: Đường ống dẫn chính được chôn sâu 50 cm, đường ống nhánh chôn sâu 40 cm và 30 cm. Cuối đường ống chính lắp đặt van xả khí, cuối đường ống nhánh lắp đặt nắp bịt xả cặn.
- Dẫn tưới trên mỗi lô: Tại mỗi lô có 1 van điều tiết, đường ống tưới, vòi nhỏ giọt.
- Thiết bị đo độ ẩm gắn vào tensiometer được chôn cố định trong vòng tròn bán kính hút ẩm của cây. Chiều sâu chôn theo các độ sâu: 20 cm; 50 cm và 80 cm.

Như vậy, quy trình lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt được thực hiện như quy định trên.

Việc lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt quy định thế nào? Quy trình vận hành máy bơm và động cơ thuộc hệ thống tưới nhỏ giọt?

Việc lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt quy định thế nào? Quy trình vận hành máy bơm và động cơ thuộc hệ thống tưới nhỏ giọt? (hình từ internet)

Quy trình vận hành máy bơm và động cơ thuộc hệ thống tưới nhỏ giọt được quy định ra sao?

Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9169:2012 về Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Quy trình tưới nhỏ giọt, đề cập về quy trình vận hành máy bơm và động cơ thuộc hệ thống tưới nhỏ giọt như sau:

Máy bơm và động cơ của hệ thống phải thường xuyên kiểm tra và bảo trì các hạng mục sau:

- Kiểm tra dầu bôi trơn máy có sạch không;

- Kiểm tra nguồn điện có khớp với điện thế và tần số ghi trên nhãn động cơ;

- Kiểm tra dây tiếp điện của động cơ;

- Đường ống hút, trỏ cửa vào;

- Kiểm tra độ ổn định và ăn mòn của bệ máy.

Cần kiểm tra thường xuyên hệ thống điện (bởi thợ điện) bao gồm các đầu nối và thiết bị bên trong bộ khởi động và động cơ:

- Kiểm tra liên kết giữa máy bơm và động cơ.

- Kiểm tra toàn bộ các bu lông về độ chặt và độ ăn mòn.

- Kiểm tra định kỳ các thiết bị lọc tự động hoặc bằng tay, xem xét kỹ mức độ thích hợp và tình trạng sạch sẽ. Kiểm tra thiết bị an toàn cho vận hành thiết bị lọc.

- Kiểm tra toàn bộ đường ống.

- Kiểm tra các cuộn cảm ứng (từng cái một) mỗi tuần một lần.

- Kiểm tra độ chính xác trong hoạt động, xác nhận toàn bộ thiết bị phụ và các cảm biến hoạt động đúng. Các dịch vụ sau đó theo đề nghị của nhà sản xuất.

- Các van cô lập cần được kiểm tra hàng năm tại các vị trí hoạt động của chúng.

- Hệ thống điều khiển cần phải được kiểm tra hàng năm đúng theo kỳ hạn được cập nhật phần mềm cũng như phần cứng.

- Các bộ lọc hỗ trợ cần được kiểm tra mỗi lần bằng phương pháp kiểm tra nhanh.

Những hỏng hóc thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục đối với hệ thống tưới nhỏ giọt?

Theo tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9169:2012 về Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Quy trình tưới nhỏ giọt đề cập đến những hỏng hóc thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục đối với hệ thống tưới nhỏ giọt như sau:

- Đối với máy bơm

+ Không đủ điện áp, máy bơm chạy không đúng số vòng quay, gây nóng động cơ, động cơ tự động tắt (do có bộ rơ le nhiệt bảo vệ)

+ Rác vào máy bơm như đinh, cành cây, con ốc… làm máy bơm bị kẹt, động cơ chạy quá tải gây nóng động cơ, rơ le tự ngắt.

+ Đặt động cơ và máy bơm bị lệch hoặc không cân bằng, cũng làm cho động cơ tự ngắt.

- Đối với ống hút

+ Sau một thời gian sử dụng phần giỏ bơm hay bị lệch, hoặc bị kẹt do rác hoặc sỏi sạn không giữ được nước, khi bơm phải mồi nước mất nhiều thời gian;

+ Khi ngắt máy không dùng quy trình, hay bị vỡ phần ống hút bằng nhựa (đoạn tiếp giáp với máy bơm).

- Đối với đường ống

+ Cát xâm nhập vào đường ống

Cát là yếu tố nguy hiểm nhất cho các đường ống nhỏ giọt. Nếu cát xâm nhập vào đường ống là không có cách nào khác là lấy chúng ra hoặc phân hủy được chúng.

Cát có thể xâm nhâp được ống thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt thông qua dòng chảy hoặc trực tiếp từ cát pha tại chỗ đặt ống tưới. Đất cát pha tại chỗ là yếu tố nguy hiểm nhất do cát có thể xâm nhập vào đầu nhỏ giọt cùng với nước từ bên ngoài do không được lọc, vào đầu nhỏ giọt.

++ Không có cách gì để phân hủy hoặc hòa tan cát một khi nó lọt vào đầu nhỏ giọt.

* Chú ý trong quá trình lắp đặt đường ống:

+ Không để các đầu vào và các đầu ra hở, ngay cả khi trong thời gian rất ngắn bằng cách bẻ gập hai đầu của ống nhỏ giọt sẽ tránh được cát thâm nhập vào.

+ Khi khoan lỗ các lỗ trên đường ống tưới ngoài ruộng thì ngay lập tức đấu đầu nối với ống tưới, vòi tưới. Sau khi lắp ngừng lắp đặt lập tức lắp các nút bịt đầu ống.

+ Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt, xả hệ thống tưới bằng lưu lượng tối đa. Mở đầu cuối của ống dẫn chính để xả đường ống, sau đó thực hiện tương tự luân phiên đối với các nhánh và lô tưới nhỏ giọt.

- Do máy cắt cỏ

Để hạn chế việc máy cắt cỏ cắt vào đường ống xảy ra, đường ống tưới cần được chôn trong đất, độ sâu trung bình khoảng 30 cm. Ngoài ra cần tập huấn, hướng dẫn, cắm biển báo cho công nhân tránh cắt vào đường ống.

- Do chuột, bọ cắn đường ống:

Đường ống tưới và ống nhỏ giọt là các ống nhựa mềm nên dễ bị các loài gặm nhấm tấn công, nhất là các ống nhỏ giọt nổi trên mặt đất là đối tượng dễ bị tấn công nhất.

Để hạn chế các loại gặm nhấm tấn công, cần phát quang và tìm các tổ chuột diệt là biện pháp hưu hiệu nhất, ngoài ra cần có biện pháp khác hạn chế loại gặm nhấm này.

Khi bơm thấy đồng hồ áp lực hạ thấp, cần kiểm tra dọc theo các tuyến ống tưới theo lô được vận hành tưới, thấy hiện tượng đất ẩm ướt bất thường, hoặc có hiện tượng phun mưa, cần dừng ngay máy bơm lại và nối ống đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Đóng cặn đường ống

Hiện tượng đóng cặn đường ống thường xẩy ra với các vùng có nguồn nước hàm lượng Ca, Mg cao, lâu ngày sẽ có hiện tượng đóng cặn trong đường ống.

Để hạn chế hiện tượng này, trước hết cần bảo dưỡng đường ống thường xuyên, không nên để đường ống quá lâu mới vận hành.

Để xử lý cần hòa tan axít để phân hủy hoàn toàn Cacbonat, phosphat và hidroxit, hàm lượng axít 0,6%.

Trước khi xử lý, cần xúc xả thật kỹ tất cả các linh kiện của hệ thống với lưu lượng nước tối đa.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
664 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào