Việc lắp đặt đập thành mỏng để đo dòng nước sạch trong các kênh hở phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Việc lắp đặt đập thành mỏng để đo dòng nước sạch trong các kênh hở phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Công thức tính lưu lượng được khuyến nghị đối với các đập thành mỏng hình chữ nhật được trình bày thành mấy nhóm?
- Công thức tính lưu lượng đối với các đập thành mỏng xẻ rãnh hình tam giác được chia thành mấy nhóm?
Việc lắp đặt đập thành mỏng để đo dòng nước sạch trong các kênh hở phải đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện lắp đặt đập thành mỏng được quy định tại tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8193:2015 (ISO 1438:2008) về Đo đạc thủy văn - Đo dòng trong kênh hở sử dụng đập thành mỏng như sau:
Lắp đặt
...
6.3 Điều kiện lắp đặt
6.3.1 Quy định chung
Các tính chất vật lí của đập và kênh đặt đập ảnh hưởng lớn đến dòng chảy qua đập. Đập thành mỏng đặc biệt phụ thuộc vào các tính năng lắp đặt vì nó kiểm soát phân bố vận tốc trong kênh dẫn và trong công trình và việc bảo dưỡng đỉnh đập phù hợp với các quy định.
6.3.2 Đập
Đập thành mỏng phải đặt thẳng đứng và vuông góc với các thành của kênh. Chỗ giao nhau giữa thành đập với các thành và đáy kênh không được thấm nước và phải vững chắc, đập phải có khả năng chịu được dòng lớn nhất mà không bị biến dạng hoặc phá hủy.
Các giới hạn thực nghiệm được công bố đi kèm với công thức tính lưu lượng khác như chiều rộng nhỏ nhất, chiều cao đập nhỏ nhất, cột áp nhỏ nhất và các giá trị lớn nhất của h/p và b/B (trong đó h là cột áp đo được, p là chiều cao của đỉnh so với đáy, b là chiều rộng đo được của rãnh xẻ và B là chiều rộng của kênh dẫn) là các yếu tố ảnh hưởng đến cả việc lựa chọn kiểu đập và việc lắp đặt.
6.3.3 Kênh dẫn
Theo tiêu chuẩn này, kênh dẫn là một bộ phận của kênh đập khi mở rộng phía dòng vào từ đập một khoảng không nhỏ hơn năm lần chiều rộng của lưỡi nước tại cột áp lớn nhất. Nếu đập được đặt trong bể đập, chiều dài lí tưởng của bể phải bằng mười lần chiều rộng của lưỡi nước tại cột áp lớn nhất. Thông tin về việc sử dụng các bể đập nhỏ được nêu trong Phụ lục A.
...
Như vậy, theo quy định, việc lắp đặt đập thành mỏng để đo dòng nước sạch trong các kênh hở phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Đập thành mỏng phải đặt thẳng đứng và vuông góc với các thành của kênh.
(2) Chỗ giao nhau giữa thành đập với các thành và đáy kênh không được thấm nước và phải vững chắc, đập phải có khả năng chịu được dòng lớn nhất mà không bị biến dạng hoặc phá hủy.
Việc lắp đặt đập thành mỏng để đo dòng nước sạch trong các kênh hở phải đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Công thức tính lưu lượng được khuyến nghị đối với các đập thành mỏng hình chữ nhật được trình bày thành mấy nhóm?
Công thức tính lưu lượng đối với các đập thành mỏng hình chữ nhật được quy định tại tiểu mục 9.5 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8193:2015 (ISO 1438:2008) về Đo đạc thủy văn - Đo dòng trong kênh hở sử dụng đập thành mỏng như sau:
Đập thành mỏng hình chữ nhật
...
9.5 Công thức tính lưu lượng - Tổng quát
Các công thức tính lưu lượng được khuyến nghị đối với các đập thành mỏng hình chữ nhật được trình bày thành ba nhóm:
a) Phương trình mô đun tính lưu lượng đối với dạng đập cơ bản (tất cả các giá trị b/B);
b) Phương trình mô đun tính lưu lượng đối với các đập có chiều rộng đầy đủ (b/B = 1,0);
c) Phương trình phi mô đun tính lưu lượng đối với các đập có chiều rộng đầy đủ.
9.6 Các công thức đối với dạng đập cơ bản (tất cả các giá trị b/B)
9.6.1 Công thức Kindsvater-Carter
trong đó
Cd là hệ số lưu lượng;
be là chiều rộng hiệu dụng;
he là cột áp hiệu dụng.
...
Như vậy, theo quy định, công thức tính lưu lượng được khuyến nghị đối với các đập thành mỏng hình chữ nhật được trình bày thành ba nhóm:
(1) Phương trình mô đun tính lưu lượng đối với dạng đập cơ bản (tất cả các giá trị b/B);
(2) Phương trình mô đun tính lưu lượng đối với các đập có chiều rộng đầy đủ (b/B = 1,0);
(3) Phương trình phi mô đun tính lưu lượng đối với các đập có chiều rộng đầy đủ.
Công thức tính lưu lượng đối với các đập thành mỏng xẻ rãnh hình tam giác được chia thành mấy nhóm?
Công thức tính lưu lượng đối với các đập thành mỏng xẻ rãnh hình tam giác được quy định tại tiểu mục 10.4 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8193:2015 (ISO 1438:2008) về Đo đạc thủy văn - Đo dòng trong kênh hở sử dụng đập thành mỏng như sau:
Đập thành mỏng xẻ rãnh hình tam giác
...
10.4 Công thức tính lưu lượng - Tổng quát
Các công thức tính lưu lượng đối với các đập thành mỏng xẻ rãnh hình tam giác được chia thành hai nhóm:
a) Công thức đối với tất cả các góc xẻ nằm giữa và radian (20° và 100°)
b) Công thức đối với tất cả các góc xẻ cụ thể (các đập được thu hẹp hoàn toàn)
10.5 Công thức tính đối với tất cả các góc xẻ nằm giữa p/9 và 5p/9 radian (20° và 100°)
10.5.1 Công thức Kindsvater-Shen
Công thức Kindsvater-Shen đối với đập rãnh xẻ hình tam giác là:
(18)
trong đó
Cd là hệ số lưu lượng;
he là cột áp hiệu dụng.
Hệ số lưu lượng Cd được xác định bằng thực nghiệm là một hàm của ba biến (xem Hình 8).
(19)
trong đó
p là chiều cao đỉnh của rãnh xẻ so với đáy của kênh dẫn;
B là chiều rộng của kênh dẫn;
he được xác định bằng phương trình (20):
he = h + kh (20)
trong đó kh là đại lượng được xác định bằng thực nghiệm theo đơn vị mét để bù cho các ảnh hưởng tổng hợp của độ nhớt và sức căng bề mặt.
...
Như vậy, theo quy định, công thức tính lưu lượng đối với các đập thành mỏng xẻ rãnh hình tam giác được chia thành hai nhóm:
(1) Công thức đối với tất cả các góc xẻ nằm giữa và radian (20° và 100°)
(2) Công thức đối với tất cả các góc xẻ cụ thể (các đập được thu hẹp hoàn toàn).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.