Việc kiểm tra sau miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo phương pháp nào?
Việc kiểm tra sau miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo phương pháp nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 23 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định về kiểm tra sau miễn trừ như sau:
Kiểm tra sau miễn trừ
1. Việc kiểm tra sau miễn trừ được thực hiện theo phương pháp quản lý rủi ro theo quy định của pháp luật để lựa chọn đối tượng kiểm tra, phạm vi, kiểm tra và nội dung kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân được miễn trừ.
2. Kiểm tra sau miễn trừ nhằm mục đích xác minh, thẩm định việc tuân thủ của tổ chức, cá nhân đối với các điều kiện, quy định pháp luật về miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với các hồ sơ miễn trừ.
...
Theo đó, việc kiểm tra sau miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo phương pháp quản lý rủi ro theo quy định của pháp luật để lựa chọn đối tượng kiểm tra, phạm vi, kiểm tra và nội dung kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân được miễn trừ.
Kiểm tra sau miễn trừ nhằm mục đích xác minh, thẩm định việc tuân thủ của tổ chức, cá nhân đối với các điều kiện, quy định pháp luật về miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với các hồ sơ miễn trừ.
Biện pháp phòng vệ thương mại (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm tra sau miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm những gì?
Theo khoản 3 Điều 23 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định về nội dung kiểm tra sau miễn trừ như sau:
Kiểm tra sau miễn trừ
...
3. Nội dung kiểm tra sau miễn trừ bao gồm:
a) Kiểm tra, xác minh tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân được miễn trừ;
b) Kiểm tra, xác minh tính chính xác của hàng hóa được miễn trừ theo hồ sơ miễn trừ đã gửi tới Cơ quan điều tra;
c) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ;
d) Kiểm tra sự tuân thủ các điều kiện, nghĩa vụ của đối tượng đề nghị miễn trừ tại quyết định miễn trừ;
đ) Kiểm tra và xác minh định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao, nguyên liệu, vật tư dư thừa đối với hàng hóa được miễn trừ;
e) Kiểm tra và xác minh tỷ lệ phế phẩm của hàng hóa được miễn trừ.
Theo đó, kiểm tra sau miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm những nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 23 nêu trên.
Việc thực hiện kiểm tra sau miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 24 Thông tư 37/2019/TT-BCT về thực hiện kiểm tra sau miễn trừ như sau:
Thực hiện kiểm tra sau miễn trừ
1. Trên cơ sở đề nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc kiểm tra theo và thành lập đoàn kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra phải là công chức của Cơ quan điều tra. Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo phạm vi, thời gian, nội dung nêu tại quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
2. Cơ quan điều tra thông báo kế hoạch và quyết định kiểm tra sau miễn trừ cho các tổ chức, cá nhân được miễn trừ bằng văn bản theo quy định pháp luật và quy chế về kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra.
3. Trong quá trình thực hiện kiểm tra sau miễn trừ, Cơ quan điều tra có thẩm quyền thu thập tài liệu, xác minh thông qua việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng hỗ trợ làm rõ các vấn đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật. Hoạt động thu thập tài liệu, xác minh bao gồm:
a) Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, có liên quan phối hợp công tác thu thập tài liệu, xác minh;
b) Hình thức xác minh bao gồm gửi văn bản yêu cầu và đề nghị trả lời bằng văn bản; hoặc cử người làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo giấy giới thiệu của người yêu cầu xác minh;
c) Kết quả xác minh được ghi nhận bằng biên bản làm việc; công văn trả lời; hồ sơ, tài liệu, hiện vật kèm theo. Kết quả xác minh là căn cứ xem xét vụ việc.
4. Tổ chức, cá nhân được kiểm tra có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền và các cán bộ có liên quan cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và trực tiếp làm việc về các nội dung kiểm tra với đoàn kiểm tra.
Như vậy, trên cơ sở đề nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc kiểm tra theo và thành lập đoàn kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra phải là công chức của Cơ quan điều tra.
Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo phạm vi, thời gian, nội dung nêu tại quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
Việc thực hiện kiểm tra sau miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 24 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.