Việc khử khuẩn chai dung để phân tích vi sinh vật trong chất lượng nước được quy định như thế nào?

Những thông tin về năng lực của nhân viên kỹ thuật lấy mẫu để phân tích vi sinh vật trong chất lượng nước có bắt buộc phải viết thành văn bản không? Khử khuẩn chai dung để phân tích vi sinh vật trong chất lượng nước được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của anh T.L đến từ Ninh Thuận.

Những thông tin xác nhận về năng lực của nhân viên kỹ thuật lấy mẫu để phân tích vi sinh vật trong chất lượng nước có bắt buộc phải viết thành văn bản không?

Những thông tin xác nhận về năng lực của nhân viên kỹ thuật lấy mẫu để phân tích vi sinh vật trong chất lượng nước có bắt buộc phải viết thành văn bản không, thì theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8880:2011 (ISO 19458:2006) như sau:

Kỹ thuật lấy mẫu
4.1. Nhân viên
Những người lấy mẫu phải được đào tạo chính thức, và phải được xác nhận về năng lực và những thông tin này phải được viết thành văn bản.
...

Như vậy, những thông tin xác nhận về năng lực của nhân viên kỹ thuật lấy mẫu để phân tích vi sinh vật trong chất lượng nước có phải viết thành văn bản.

chất lượng nước

Phân tích vi sinh vật trong chất lượng nước (Hình từ Internet)

Khử khuẩn chai dung để phân tích vi sinh vật trong chất lượng nước được quy định như thế nào?

Khử khuẩn chai dung để phân tích vi sinh vật trong chất lượng nước được quy định tại tiết 4.2.2 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8880:2011 (ISO 19458:2006) như sau:

Nếu dùng lại, làm sạch chai thủy tinh và các nút của chúng bằng chất tẩy rửa không độc, không có phospho, sau đó tráng kỹ bằng nước cất hoặc nước đã loại ion.

Khử khuẩn chai trong nồi hấp tại (121 ± 3)oC trong ít nhất 15 min. Giữ nút của chai lỏng không vặn chặt, để hơi thế chỗ tất cả không khí khi nhiệt độ tăng, và để tránh hiện tượng chai nhựa bị đổ khi làm mát. Vặn chặt nút sau khi khử khuẩn. Khử khuẩn bằng nồi hấp. Nút thủy tinh riêng rẻ với chai, hoặc dùng giấy hoặc giấy nhôm để ngăn ngừa các nút bị kẹt chặt khi làm nguội.

Nếu cần, khử khuẩn chai trong lò sấy ít nhất 1 h tại (170 ± 10) oC. Tách riêng nút thủy tinh nhám với có chai bằng dải giấy hoặc mảnh giấy để tránh dính chặt khi làm mát. Chai phải truy tìm được ngày khử khuẩn.

Kiểm soát hiệu quả của quá trình khử khuẩn bằng chỉ thị hóa học hoặc sinh học.

Nếu không thể thực hiện khử khuẩn bằng bất kỳ phương pháp nào khác, khử khuẩn bằng cách nhúng chai mở trong nước sôi ít nhất 30 min. Ngay sau khi nhúng nước sôi, đổ hết nước trong chai và đậy nắp bằng nút đã nhúng vào nước sôi và bọc bằng giấy sạch.

CHÚ THÍCH 1: Chai polyetylen có thể được khử khuẩn bằng cách tiếp xúc với khí oxit etylen. Nhưng do tính độc của oxit etylen nên quy trình này được tiến hành trong thiết bị chuyên dụng và với thời gian đủ để giải hấp oxit etylen. Do vậy, không sử dụng làm quy trình thường nhật phòng thí nghiệm.

CHÚ THÍCH 2: Phơi xạ với tia gamma được tạo ra do nguồn 60Co hoặc 137Cs hoặc eletron hoạt hóa năng lượng đủ (1 x 104 Gy đến 2 x 104 Gy) là kỹ thuật khử khuẩn rất hiệu quả, có sẵn trong thiết bị chuyên dụng. Không có hoạt độ chống vi khuẩn còn dư nhưng một số vật liệu có thể thay thế bằng cách polyme hóa sau khi chiếu xạ tại.

Các điểm lấy mẫu để phân tích vi sinh vật trong chất lượng nước được quy định như thế nào?

Các điểm lấy mẫu để phân tích vi sinh vật trong chất lượng nước được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8880:2011 (ISO 19458:2006) như sau:

Điểm lấy mẫu
Vị trí lấy mẫu phải có tính đại diện và phải tính được sử biến động về chiều rộng, chiều thẳng đứng và thời gian và phải được phân định theo các khuyến nghị chung của TCVN 6663-1 (ISO 5667-1), có tính đến các khía cạnh bổ sung đặc trưng cho vi sinh vật.
Cần tránh các điểm lấy mẫu có điều kiện không phù hợp, và tính không đồng nhất của hệ thống thủy địa cần phải được xem xét. Trong nghiên cứu về hiệu quả của sự khử khuẩn, điểm lấy mẫu phải được chọn để đảm bảo phản ứng là hoàn tất.
Ví dụ: về tính không đồng nhất của hệ thống có thể ảnh hưởng như thế nào đến kết quả được nêu dưới đây.
- Không tương đương để lấy mẫu bề mặt hoặc mẫu dưới bề mặt, hoặc mẫu dưới bề mặt “bị nhiễm bẩn” trong quá trình thu hồi qua lớp váng bề mặt. Trong một số trường hợp (ví dụ hồ, bể bơi), sự nhiễm bẩn trong lớp váng bề mặt có thể cao gấp 1000 lần so với dưới bề mặt.
- Tất cả các điểm trong mạng cấp nước là không tương đương nhau, vì có thể là điểm cuối và các phần có dòng chảy bị giảm, đặc biệt nếu mạng cấp nước được lấy từ hai nguồn.
- Chất lượng tại lối ra của bể được trộn đều nói chung cũng giống như trong khối nước, nhưng có thể là hoàn toàn khác với lối vào.

Theo đó, vị trí lấy mẫu phải có tính đại diện và phải tính được sử biến động về chiều rộng, chiều thẳng đứng và thời gian và phải được phân định theo các khuyến nghị chung của TCVN 6663-1 (ISO 5667-1), có tính đến các khía cạnh bổ sung đặc trưng cho vi sinh vật.

Cần tránh các điểm lấy mẫu có điều kiện không phù hợp, và tính không đồng nhất của hệ thống thủy địa cần phải được xem xét. Trong nghiên cứu về hiệu quả của sự khử khuẩn, điểm lấy mẫu phải được chọn để đảm bảo phản ứng là hoàn tất.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

499 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào