Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật bao gồm các nội dung nào?

Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật bao gồm các nội dung nào? Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì trong hoạt động này? Đây là câu hỏi của anh T.G đến từ Bến Tre.

Bệnh truyền nhiễm trong lĩnh vực thú y là gì?

Bệnh truyền nhiễm trong lĩnh vực thú y được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Luật Thú y 2015 như sau:

Bệnh truyền nhiễm là bệnh truyền lây trực tiếp hoặc gián tiếp giữa động vật và động vật hoặc giữa động vật và người do tác nhân gây bệnh, truyền nhiễm.

Theo đó, bệnh truyền nhiễm trong lĩnh vực thú y là bệnh truyền lây trực tiếp hoặc gián tiếp giữa động vật và động vật hoặc giữa động vật và người do tác nhân gây bệnh, truyền nhiễm.

bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm trong lĩnh vực thú y là gì? (Hình từ Internet)

Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật bao gồm các nội dung nào?

Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Thú y 2015 như sau:

Khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người
1. Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người phải được xây dựng thành chương trình, kế hoạch trong từng thời kỳ.
2. Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nghiên cứu, điều tra phát hiện tác nhân gây bệnh, tác nhân truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; phân tích, đánh giá nguy cơ gây bệnh, lây nhiễm dịch bệnh động vật;
b) Phát hiện dịch bệnh động vật sớm, dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng;
c) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Giám sát dịch bệnh động vật, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh;
đ) Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật;
e) Mở rộng và duy trì vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
3. Việc khống chế, thanh toán bệnh truyền lây giữa động vật và người bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nghiên cứu, điều tra, phát hiện các tác nhân gây bệnh truyền lây giữa động vật và người;
b) Kiểm soát, khống chế nguồn lây nhiễm bệnh, không để dịch bệnh lây lan;
c) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và các biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan y tế;
d) Giám sát bệnh truyền lây giữa động vật và người; thiết lập hệ thống thông tin, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền lây giữa động vật và người;
đ) Chế độ thông tin, báo cáo tình hình dịch bệnh động vật giữa cơ quan quản lý chuyên ngành thú y với cơ quan y tế trong ứng phó, xử lý dịch bệnh;
e) Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động phòng, chống bệnh truyền lây giữa động vật và người theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan y tế.
...

Theo đó, việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật bao gồm các nội dung sau đây:

- Nghiên cứu, điều tra phát hiện tác nhân gây bệnh, tác nhân truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; phân tích, đánh giá nguy cơ gây bệnh, lây nhiễm dịch bệnh động vật;

- Phát hiện dịch bệnh động vật sớm, dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng;

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

- Giám sát dịch bệnh động vật, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh;

- Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật;

- Mở rộng và duy trì vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì trong việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người?

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm trong việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người được quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật Thú y 2015 như sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp bắt buộc để khống chế, thanh toán dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; bệnh truyền lây giữa động vật và người;

- Hằng năm, đánh giá tình hình dịch bệnh động vật, việc khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,004 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào