Việc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Nguyên tắc của tố tụng cạnh tranh là gì?
- Tiếng nói và chữ viết trong tố tụng cạnh tranh được quy định thế nào?
- Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh được thực hiện trong phạm vi thế nào?
- Việc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc của tố tụng cạnh tranh là gì?
Căn cứ Điều 54 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về nguyên tắc tố tụng cạnh tranh như sau:
Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh
1. Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định tại Luật này.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.
Theo đó, tố tụng cạnh tranh được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 54 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.
Tố tụng cạnh tranh (Hình từ Internet)
Tiếng nói và chữ viết trong tố tụng cạnh tranh được quy định thế nào?
Theo Điều 55 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh như sau:
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng cạnh tranh có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có người phiên dịch.
Theo quy định trên, tiếng nói và chữ viết trong tố tụng cạnh tranh là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng cạnh tranh có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có người phiên dịch.
Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh được thực hiện trong phạm vi thế nào?
Theo quy định tại Điều 108 Luật Cạnh tranh 2018 về hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh như sau:
Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh của nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh để kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Phạm vi hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh bao gồm tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu hoặc các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh được thực hiện trong phạm vi gồm tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu hoặc các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 109 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh như sau:
Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh
1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Như vậy, việc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh được thực hiện dựa trên những nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Đồng thời việc hợp tác quốc tế này phải bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.