Việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào làm nhiệm vụ khẩn cấp được quy định như thế nào?
Việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định về gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu như sau:
Gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
Căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ, việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị, gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thực hiện theo quy định sau đây:
1. Gọi đào tạo sĩ quan dự bị:
a. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và những người tốt nghiệp từ đại học trở lên ngoài quân đội;
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với cán bộ, công chức, hạ sĩ quan dự bị cư trú tại địa phương.
...
Theo đó, thẩm quyền quyết định việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị thuộc về Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và những người tốt nghiệp từ đại học trở lên ngoài quân đội.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với cán bộ, công chức, hạ sĩ quan dự bị cư trú tại địa phương.
Sĩ quan dự bị (Hình từ Internet)
Việc gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 40 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định về gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu như sau:
Gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
Căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ, việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị, gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thực hiện theo quy định sau đây:
...
2. Gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu:
a. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Lữ đoàn và tương đương, chỉ huy Sư đoàn và tương đương; sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Đại tá;
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Trung đoàn và tương đương, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Thượng tá; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ chỉ huy Tiểu đoàn và tương đương trở xuống, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống.
...
Theo đó, thẩm quyền gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thuộc về Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 40 nêu trên.
Việc gọi sĩ quan dự bị vào làm nhiệm vụ khẩn cấp được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 40 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định về gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu như sau:
Gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
Căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ, việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị, gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thực hiện theo quy định sau đây:
...
3. Gọi sĩ quan dự bị làm nhiệm vụ khẩn cấp nhưng chưa đến mức động viên cục bộ và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong thời bình thời hạn là 2 năm do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Theo đó, việc gọi sĩ quan dự bị làm nhiệm vụ khẩn cấp nhưng chưa đến mức động viên cục bộ và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình là 2 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.