Việc giấu quỹ đen của người chồng có vi phạm pháp luật không? Phát hiện quỹ đen của chồng thì vợ có quyền tịch thu không?

Cho tôi hỏi việc chồng giấu quỹ đen có được xem là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Trường hợp 2 vợ chồng có thỏa thuận về việc vợ giữ lương chồng để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình thì khi ly hôn có phải trả lại số tiền đó hay không ? Xin cám ơn. Câu hỏi của chị CN từ TP.HCM

Việc giấu quỹ đen của người chồng có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không?

Sau khi kết hôn, một số người chồng thường cho xu hướng giấu quỹ đen để có thể độc lập tài chính trong một số vấn đề cần thiết, chi tiêu cá nhân,....tuy nhiên hành vi giấu quỹ đen này cũng có thể được xem là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo quy định trên thì tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Như vậy, như vậy trong trường hợp người chồng sử dụng tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để giấu quỹ đen (chẳng hạn như tiền lương, lợi tức phát sinh từ tài sản trong thời kỳ hôn nhân,....) và sử dụng quỹ đó để phục vụ cho nhu cầu riêng của mình thì hành vi đó sẽ được xem là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Việc giấu quỹ đen của người chồng có vi phạm pháp luật không? Phát hiện quỹ đen của chồng thì vợ có quyền tịch thu không?

Việc giấu quỹ đen của người chồng có vi phạm pháp luật không? Phát hiện quỹ đen của chồng thì vợ có quyền tịch thu không? (Hình từ Internet)

Phát hiện quỹ đen của chồng thì vợ có quyền tịch thu để làm tài sản riêng hay không?

Nếu quỹ đen của người chồng phát sinh từ ngồn tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì người vợ có quyền sử dụng số tiền trong quỹ đen đó nhưng không được phép tịch thu (chiếm đoạt).

Tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về hành vi bạo lực gia đình như sau:

Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
...

Như đã nói tiền lương của người chồng được xem là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp người chồng giấu quỹ đen là trái với quy định pháp luật.

Tuy nhiên, việc người vợ phát hiện và tịch thu quỹ đen của chồng làm tài sản riêng cũng không được phép. Hành vi này có thể được xem là chiếm đoạt tài sản chung của gia đình, là một trong các hành vi bao lực gia đình bị nghiêm cấm.

Vợ có phải trả lại tiền lương đã cầm của chồng khi đã ly hôn hay không?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tiền lương của người chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Bên cạnh đó, theo khoản 2, khoản 3 Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015 thì vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếu hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận về việc người vợ sẽ giữ tiền lương của chồng để chi trả sinh hoạt trong gia đình thì khi ly hôn người vợ không có nghĩa vụ phải trả lại số tiền đó.

Trường hợp hai bên chỉ thỏa thuận miệng nhưng việc vợ giữ lương của người chồng để chi trả sinh hoạt gia đình đã được thực hiện nhiều năm thì đây cũng được xem là một thỏa thuận hợp pháp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,928 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào