Việc giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật được thực hiện bằng những phương pháp nào? Thiết bị, dụng cụ giám định?
Mẫu giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật được bảo quản thế nào?
Căn cứ tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12194-1:2019 về Quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật - Phần 1: Yêu cầu chung quy định thì mẫu giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật và mẫu lưu sau giám định được bảo quản như sau:
(1) Các bộ phận tươi có triệu chứng nghi là bị tuyến trùng gây hại (thân, lá, hoa, hạt, rễ, củ, thân củ, thân ngầm) được để trong các túi ni-lông có lỗ thông khí, có đính nhãn và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 5 °C.
(2) Mẫu đất được bảo quản bằng cách cho vào túi ni-lông có lỗ thông khí, có đính nhãn và để ở những nơi thoáng mát ở nhiệt độ phòng hoặc tốt nhất trong tủ mát nhiệt độ từ 12 °C đến 15 °C.
(3) Dung dịch có tuyến trùng được tách ra từ bộ phận bị hại thường được định hình trong dung dịch bảo quản tuyến trùng để trong các lọ kín có dán nhãn và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 5 °C đến 10 °C.
(4) Tiêu bản lam phải có nhãn ký hiệu mẫu, để trong hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam và được bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Mẫu giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật được bảo quản thế nào? (Hình từ Internet)
Việc giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật được thực hiện bằng những phương pháp nào?
Phương pháp giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12194-1:2019 về Quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật - Phần 1: Yêu cầu chung như sau:
Giám định tuyến trùng
8.1 Giám định bằng phương pháp quan sát các đặc điểm hình thái
Giám định tuyến trùng bằng phương pháp quan sát các đặc điểm hình thái dưới kính hiển vi (4.2) (độ phóng đại từ 40 lần đến 1 000 lần) đối với tiêu bản các cá thể tuyến trùng non, tuyến trùng cái và đực trưởng thành.
...
8.1.2 Các đặc điểm hình thái giám định
Quan sát, đo đếm và so sánh với các đặc điểm hình thái đặc trưng của loài tuyến trùng theo khóa phân loại hiện có.
Các chỉ số và chữ viết tắt sử dụng khi đo đếm và giám định tuyến trùng
n: Tổng số cá thể quan sát, đo đếm.
L: Tổng chiều dài cơ thể
a: Chiều dài cơ thể/chiều rộng lớn nhất (thường là vị trí lỗ sinh dục)
b: Chiều dài cơ thể/chiều dài từ đỉnh đầu cơ thể đến van ruột-thực quản
b’: Chiều dài cơ thể/chiều dài từ đỉnh đầu cơ thể đến hết điều tuyến
c: Chiều dài cơ thể/chiều dài đuôi
c’: Chiều dài đuôi/chiều rộng cơ thể tại hậu môn (con cái) hoặc lỗ huyệt (con đực)
V: Chiều dài cơ thể từ đỉnh đến lỗ sinh dục x 100/chiều dài cơ thể
T: Chiều dài từ lỗ huyệt đến đỉnh của tinh hoàn x 100/chiều dài cơ thể
O: khoảng cách từ gốc kim hút đến lỗ mở tuyến thực quản lưng Chiều dài kim hút (stylet)
Chiều dài gai sinh dục con đực (spicule)
8.2 Giám định bằng phương pháp sinh học phân tử
Tùy từng loài tuyến trùng cụ thể, có thể áp dụng một hoặc một số các kỹ thuật sinh học phân tử sau để định loại tới loài:
- Phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase chain reaction - PCR).
- Phản ứng tổng hợp chuỗi thời gian thực (Real time - PCR)
- Mã vạch DNA (DNA barcoding).
- Chỉ thị đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn (Restriction fragment length polymorphism - RFLP).
- Trình tự DNA (DNA sequencing).
Như vậy, theo quy định, việc giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật được thực hiện bằng 2 phương pháp sau đây:
(1) Giám định tuyến trùng bằng phương pháp quan sát các đặc điểm hình thái dưới kính hiển vi (độ phóng đại từ 40 lần đến 1 000 lần) đối với tiêu bản các cá thể tuyến trùng non, tuyến trùng cái và đực trưởng thành.
(2) Giám định bằng phương pháp sinh học phân tử:
Tùy từng loài tuyến trùng cụ thể, có thể áp dụng một hoặc một số các kỹ thuật sinh học phân tử sau để định loại tới loài:
- Phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase chain reaction - PCR).
- Phản ứng tổng hợp chuỗi thời gian thực (Real time - PCR)
- Mã vạch DNA (DNA barcoding).
- Chỉ thị đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn (Restriction fragment length polymorphism - RFLP).
- Trình tự DNA (DNA sequencing).
Thiết bị, dụng cụ dùng để giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật gồm những gì?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12194-1:2019 về Quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật - Phần 1: Yêu cầu chung quy định, thiết bị, dụng cụ dùng để giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật bao gồm các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm và các thiết bị sau:
(1) Kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 10 lần đến 40 lần.
(2) Kính hiển vi có thước đo, có độ phóng đại từ 40 lần đến 1 000 lần.
(3) Máy ly tâm có thể vận hành từ 1 200 vòng/phút đến 3 000 vòng/phút.
(4) Máy khuấy từ gia nhiệt có thể vận hành từ 50 vòng/phút đến 1 700 vòng/phút.
(5) Tủ định ôn có thể duy trì ở nhiệt độ từ âm 4 °C đến 50 °C.
(6) Bình hút ẩm.
(7) Tủ ấm có thể duy trì ở nhiệt độ từ 5 °C đến 70 °C.
(8) Tủ lạnh có thể duy trì ở nhiệt độ 5 °C ± 5 °C.
(9) Bộ rây lọc tuyến trùng có đường kính mắt rây là: 5 μm, 25 μm, 40 μm, 63 μm, 75 μm, 150 μm, 250 μm, 700 μm, 1 000 μm, 1 200 μm, lưới lọc có đường kính mắt lưới 2 mm.
(10) Dụng cụ thủy tinh: cốc thủy tinh thể tích 1 000 ml, 500 ml, 250 ml, 100 ml; chậu thủy tinh có dung tích 4 lít, chén thủy tinh 4 ml, đũa thủy tinh, đĩa petri, đĩa đồng hồ, pipet.
(11) Kim gắp tuyến trùng.
(12) Lam.
(13) Lamen.
(14) Khay men.
(15) Kim dầm mẫu.
(16) Giấy lọc các loại.
(17) Túi ni-lông đựng mẫu.
(18) Máy xay mẫu.
(19) Dao mổ (lưỡi dao số 11).
(20) Kính lúp cầm tay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.