Việc đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải đáp ứng những yêu cầu nào? Đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình thế nào?
Việc đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 88/2014/QH13 quy định về yêu cầu đổi mới như sau:
Chính phủ chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung đổi mới như sau:
...
2. Về yêu cầu đổi mới:
Kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được tiến hành đồng bộ, công khai, minh bạch, tiếp thu rộng rãi ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học, nhà giáo và người học.
...
Theo đó, yêu cầu của việc đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông là kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế.
Đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống.
Và việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được tiến hành đồng bộ, công khai, minh bạch, tiếp thu rộng rãi ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học, nhà giáo và người học.
Đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Hình từ Internet)
Đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 88/2014/QH13, được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị quyết 51/2017/QH14 về lộ trình thực hiện như sau:
1. Điều chỉnh lộ trình thực hiện việc triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
2. Thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đảm bảo tuần tự trong từng cấp học, chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học phổ thông.
Theo quy định trên, thời gian bắt đầu triển khai áp dụng sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đảm bảo tuần tự trong từng cấp học, chậm nhất từ năm học 2022-2023 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học phổ thông.
Kinh phí thực hiện mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 88/2014/QH13 quy định về kinh phí thực hiện như sau:
Chính phủ chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung đổi mới như sau:
...
5. Về kinh phí thực hiện:
a) Kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ xã hội. Kinh phí từ ngân sách nhà nước được nêu trong dự toán ngân sách hằng năm do Chính phủ trình Quốc hội theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
b) Ưu tiên hỗ trợ đầu tư kinh phí cho các địa phương miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để bảo đảm điều kiện tối thiểu thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Theo quy định trên, kinh phí thực hiện đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ xã hội.
Kinh phí từ ngân sách nhà nước được nêu trong dự toán ngân sách hằng năm do Chính phủ trình Quốc hội theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Đặc biệt ưu tiên hỗ trợ đầu tư kinh phí cho các địa phương miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để bảo đảm điều kiện tối thiểu thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.