Việc đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi là việc đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Đồng Nai.

Đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất có cần phải xác định hệ số thấm của đất không?

Đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất có cần phải xác định hệ số thấm của đất không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:

Đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan và hố đào
1. Đổ nước trong hố đào và trong lỗ khoan trong điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải đảm bảo xác định hệ số thấm của đất ở trạng thái tự nhiên nằm trong đới thông khí.

Như vậy, theo quy định trên thì đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất phải đảm bảo xác định hệ số thấm của đất ở trạng thái tự nhiên nằm trong đới thông khí.

tài nguyên nước dưới đất

Việc đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Việc đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Việc đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:

Đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan và hố đào
2. Nguyên tắc thực hiện:
a) Đổ nước thí nghiệm hố đào và lỗ khoan áp dụng cho các loại đất dính, đất rời cấu trúc tự nhiên, thuộc đới thông khí, được xem là đồng nhất và đẳng hướng về tính thấm;
b) Phương pháp đổ nước thí nghiệm cột nước không đổi hoặc phương pháp đổ nước thí nghiệm cột nước thay đổi phải phù hợp với đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn và mục đích nghiên cứu của dự án.

Như vậy, theo quy định trên thì việc đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Đổ nước thí nghiệm hố đào và lỗ khoan áp dụng cho các loại đất dính, đất rời cấu trúc tự nhiên, thuộc đới thông khí, được xem là đồng nhất và đẳng hướng về tính thấm;

- Phương pháp đổ nước thí nghiệm cột nước không đổi hoặc phương pháp đổ nước thí nghiệm cột nước thay đổi phải phù hợp với đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn và mục đích nghiên cứu của dự án.

Việc đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung nào?

Việc đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:

Đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan và hố đào
3. Nội dung:
a) Đổ nước thí nghiệm trong hố đào:
- Đổ nước theo phương pháp của A.K.Bôndưrep đối với lớp đất xuất lộ bề mặt hoặc nằm từ độ sâu không quá 2 ÷ 3m, có tính thấm tương đối lớn đến lớn (cát hạt to, trầm tích cuội sỏi, đất thuộc đới phong hóa mạnh đến vừa);
- Đổ nước theo phương pháp thí nghiệm của N.X. Netxterôp đối với lớp đất xuất lộ bề mặt hoặc nằm từ độ sâu không quá 2 ÷ 3 m, có tính thấm nước từ vừa đến nhỏ (các loại đất hạt nhỏ và đất hạt mịn).
b) Đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan:
- Sử dụng phương pháp của Nasberg với lỗ khoan không hoàn chỉnh: Khống chế cột nước áp lực không đổi, đo lưu lượng thấm, dừng thí nghiệm khi lưu lượng thấm đạt đến ổn định, tính toán hệ số thấm của đất theo định luật chảy tầng của Darcy;
- Sử dụng phương pháp của G.I. Barenblat và B.I. Sextacốp với lỗ khoan hoàn chỉnh: Khống chế lưu lượng nước đổ vào lỗ khoan không đổi với trị số phù hợp, đo chiều cao mực nước biến đổi trong lỗ khoan tăng theo thời gian. Từ trị số lưu lượng nước không đổi (Qc ) và trị số chiều cao mực nước trong lỗ khoan biến đổi tăng từ H1 đến H2 tương ứng với các thời điểm đo t1 và t2, tính toán hệ số thấm của đất dựa trên lý thuyết chuyển động không ổn định của nước;
- Quy trình đổ nước thí nghiệm tại Phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thì việc đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung sau:

- Sử dụng phương pháp của Nasberg với lỗ khoan không hoàn chỉnh: Khống chế cột nước áp lực không đổi, đo lưu lượng thấm, dừng thí nghiệm khi lưu lượng thấm đạt đến ổn định, tính toán hệ số thấm của đất theo định luật chảy tầng của Darcy;

- Sử dụng phương pháp của G.I. Barenblat và B.I. Sextacốp với lỗ khoan hoàn chỉnh: Khống chế lưu lượng nước đổ vào lỗ khoan không đổi với trị số phù hợp, đo chiều cao mực nước biến đổi trong lỗ khoan tăng theo thời gian. Từ trị số lưu lượng nước không đổi (Qc ) và trị số chiều cao mực nước trong lỗ khoan biến đổi tăng từ H1 đến H2 tương ứng với các thời điểm đo t1 và t2, tính toán hệ số thấm của đất dựa trên lý thuyết chuyển động không ổn định của nước;

- Quy trình đổ nước thí nghiệm tại Phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,559 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào