Việc đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại dựa trên những căn cứ nào?
- Việc đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại dựa trên những căn cứ nào?
- Quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường sẽ được gửi cho những tổ chức, cá nhân nào?
- Việc yêu cầu phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại đã chết mà không có người thừa kế và đã có quyết định đình chỉ giải giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện như thế nào?
Việc đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về căn cứ ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường như sau:
Đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường trước khi cơ quan giải quyết bồi thường tiến hành xác minh thiệt hại;
b) Người bị thiệt hại chết mà không có người thừa kế; tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại mà không có tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ;
c) Hết thời hạn tạm đình chỉ mà người yêu cầu bồi thường không đề nghị tiếp tục giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này hoặc có đề nghị tiếp tục giải quyết yêu cầu bồi thường nhưng có một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 50 của Luật này;
d) Có quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này;
đ) Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biên bản về việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường.
...
Theo đó, thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 51 nêu trên.
Trong đó có căn cứ người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường trước khi cơ quan giải quyết bồi thường tiến hành xác minh thiệt hại.
Đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường (Hình từ Internet)
Quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường sẽ được gửi cho những tổ chức, cá nhân nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường như sau:
Đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường
...
3. Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường phải được gửi cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
...
Theo đó, quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường sẽ được gửi cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Việc yêu cầu phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại đã chết mà không có người thừa kế và đã có quyết định đình chỉ giải giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường như sau:
Đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
...
b) Người bị thiệt hại chết mà không có người thừa kế; tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại mà không có tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ;
...
2. Người yêu cầu bồi thường không có quyền yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết lại yêu cầu bồi thường sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường, trừ trường hợp người yêu cầu bồi thường chứng minh việc rút yêu cầu bồi thường do bị lừa dối, ép buộc.
Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này mà trong văn bản yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại có yêu cầu phục hồi danh dự thì việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
...
Căn cứ Điều 59 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về đăng báo xin lỗi và cải chính công khai như sau:
Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai
1. Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở trung ương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở địa phương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo cấp tỉnh tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
c) Ngay sau khi đăng báo xin lỗi và cải chính công khai, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm gửi tờ báo đó tới người bị thiệt hại và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại để niêm yết công khai tại trụ sở.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, việc yêu cầu phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại đã chết mà không có người thừa kế và đã có quyết định đình chỉ giải giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện thông qua việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo quy định tại Điều 59 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.