Việc điều tra xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố có phải là nội dung hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng không?
- Trách nhiệm của việc đảm bảo an toàn thông tin mạng thuộc về ai theo quy định của pháp luật?
- Chính sách của nhà nước về an toàn thông tin mạng có bao gồm bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng không?
- Việc điều tra xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố có phải là nội dung hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng không?
Trách nhiệm của việc đảm bảo an toàn thông tin mạng thuộc về ai theo quy định của pháp luật?
Trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin mạng được quy định tại Điều 4 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng. Hoạt động an toàn thông tin mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
...
Như vậy theo quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mang thì mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Ngoài ra, những hoạt động an toàn thông tin mạng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Việc điều tra xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố có phải là nội dung hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng không? (Hình từ internet)
Chính sách của nhà nước về an toàn thông tin mạng có bao gồm bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng không?
Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được quy định tại Điều 5 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:
Chính sách của Nhà nước về an toàn thông tin mạng:
1. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng đáp ứng yêu cầu ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
2. Khuyến khích nghiên cứu, phát triển, áp dụng biện pháp kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ xuất khẩu, mở rộng thị trường cho sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng do tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, cung cấp; tạo điều kiện nhập khẩu sản phẩm, công nghệ hiện đại mà tổ chức, cá nhân trong nước chưa có năng lực sản xuất, cung cấp.
3. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, nghiên cứu, phát triển và cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.
4. Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan nhà nước và an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về chính sách của Nhà nước về an toàn thông tin mạng có nội dung về bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.
Việc điều tra xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố có phải là nội dung hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng không?
Nội dung của hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng có bao gồm việc điều tra xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng được quy định tại Điều 6 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:
Hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng
...
2. Nội dung hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng gồm:
a) Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ về an toàn thông tin mạng;
b) Hợp tác quốc tế trong phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng; điều tra, xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố;
c) Hoạt động hợp tác quốc tế khác về an toàn thông tin mạng.
Theo quy định của pháp luật về việc hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng có những nội dung sau đây:
- Hợp tác trong việc đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ về an toàn thông tin mạng;
- Hợp tác trong việc phòng, chống những hành vi vi phạm liên quan đến pháp luật về an toàn thông tin mạng;
- Hợp tác để điều tra, xử lý các sự cố về an toàn thông tinn mạng, từ đó ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố;
- Các hoạt động hợp tác quốc tế khác liên quan đến vấn đề an toàn thông tin mạng;
Như vậy theo quy định về nội dung hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng có nội dung về việc điều tra, xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.